Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

BÀI 6 - CHỮA ĐAU GÓT CHÂN KHI MANG GIÀY ĐÁ BÓNG

Có nhiều anh em hay gặp tình trạng đau gót chân khi mang giày đá bóng, bình thường mang một số mẫu giày quen thuộc thì không sao nhưng lại bị đau gót chân khi chuyển qua dùng một số mẫu giày mới. Hoặc là do cơ địa của bàn chân, có thể do phần da ở chỗ gót chân quá nhạy cảm mà khi cứ mang giày là bị đau gót chân. Hay cũng có thể là do các bạn chưa qua giai đoạn làm mềm giày hay còn gọi là Breakin giày nên da giày còn quá cứng. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một số cách làm giảm sự đau nhức ở gót chân khi mang giày đi chinh chiến ở sân cỏ.

1. Dùng miếng dán băng cá nhân
Khi mà cả bàn chân cảm thấy thoải mái với phần upper của giày mà chỉ trừ có chỗ gót chân là có vấn đề thì cách giải quyết nhanh nhất đó là các bạn nên dán từ 1 đến 2 miếng băng cá nhân ngay tại chỗ bị đau. Chi phí cho phương pháp này là khá rẻ, các bạn có thể tìm ở những tiệm thuốc tây gần nhà. 

Phương pháp này giúp hạn chế tối đa sát thương từ phần da quá cứng của đôi giày bạn đang mang đến phần da nhạy cảm ở gót chân và giúp bàn chân cảm thấy thoải mái hơn khi không phải lo sợ phồng rộp, trầy xước gót chân. 

2. Mang tất dày
Nếu như bàn chân của bạn không quá dày và bè thì bạn nên dùng thử một đôi tất giày như tất chống trơn hoặc là tất feeture. Tùy vào độ nhạy cảm của phần gót chân mà quyết định sự hiệu quả của cách làm này. 

3. Máy sấy hoặc ngâm nước nóng
Có thể do đôi giày của bạn còn quá mới và bạn chưa trải qua giai đoạn Breakin làm mềm giày thế nên phần da tiếp xúc ở gót chân còn quá cứng. Vì vậy các bạn nên thử một số phương pháp làm mềm da gót giày như là dùng máy sấy hoặc ngâm giày trong chậu nước nóng.

Mục đích của phương pháp này đó là giúp phần da giày giãn nở và làm mềm đi một chút để bàn chân có thể làm quen với đôi giày mới một cách nhanh hơn và bạn sẽ tránh được sự sưng rộp hay trầy xước da khi mang những đôi giày mới. 

Nếu bạn cảm thấy hài lòng về da giày ở những vị trí khác thì bạn sẽ không cần phải làm mềm giày ở những chỗ đó. Mà bạn chỉ cần dùng máy sấy tóc hơ nóng ở những vị trí bạn cảm thấy đang có vấn đề. Chỉ cần giữ nguyên tư tư thế trong vòng 10 phút, phần da giày ở những chỗ được hơ nóng sẽ mềm ra và bạn có thể mang chúng một cách thoải mái khi ra sân. 

4. Cắt gót
Khi bạn đã thử tất cả các phương pháp trên mà vẫn không thấy được sự hiệu quả thì đây là phương pháp tối ưu giúp bạn không cảm thấy đau đớn ở phần gót chân nữa. Các bạn cần cắt một góc nhỏ da giày ở đúng chỗ bị đau gót chân thôi và tránh những vết cắt dài làm ảnh hưởng đến form giày.

Phương pháp này thì khá ít người dùng vì đa phần là ngại, sợ làm hỏng đôi giày, hoặc là có một số ít người sợ bị bạn bè chê cười vì mang giày đá banh cao cấp mà lại cắt giày nát bét thế kia thì mua giày để làm gì ? Câu trả lời trong tình huống này đó là đây là giày của bạn và các bạn có quyền chỉnh sửa đôi giày để bạn cảm thấy thoải mái hơn khi mang giày và việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong độ thể hiện của bạn trên sân. 

Những câu thủ nổi tiếng đã từng sử dụng phương pháp này: Coutinho (Barca), Francesco Vicari (S.P.A.L)





5. Đổi sang đôi giày khác
Phương pháp tối ưu nhất đó là các bạn hãy mạnh dạn đổi ngay đôi giày khác bởi vì mỗi đôi giày có một form giày khác nhau và có tới hàng ngàn mẫu giày đáng bán trên thị trường, cực kì phù hợp với phong cách hay lối chơi của bạn. Thể nên các bạn không phải sợ việc không tìm ra đôi giày phù hợp với mình mà lại không bị đau gót chân nữa. 

BÀI 4 - CHỌN GIÀY ĐÁ BANH CHO NGƯỜI CHÂN TO, CHÂN BÈ

Một yếu tố quan trọng để xác định một đôi giày phù hợp với mình chính là xác định xem bàn chân của mình thuộc form chân thon hay chân bè ( chân to) để từ đó chọn ra mẫu giày đá banh phù hợp. Theo quan niệm xưa cũ thì chân thon là kiếm giày Nike, chân bè thì kiếm mẫu Adidas. Quan niệm đó cũng đúng phần nào so với hiện nay; thế nhưng với sự ra đời và phát triển của hàng loạt công nghệ giúp tối ưu hóa công nghệ dệt và lợi ích của đôi giày tới người sử dụng; vấn đề chân thon chân dài đã được giảm thiểu bớt phần nào. Tuy nhiên, không phải mẫu giày nào cũng giúp người chân bè cảm thấy thoải mái vì khi xỏ vừa vô giày là một chuyện mà dùng để thi đấu lại là một chuyện khác. Một đôi giày phù hợp với form chân của mình sẽ giúp người chơi được thoải mái và phô diễn kỹ thuật tốt hơn.

1. Chân bè và chân thon là gì ?
Sẽ là không quá lời khi nói yếu tố form chân là yếu tố quan trọng nhất khi chọn một đôi giày đá banh phù hợp với mình bởi vì đây là yếu tố quan trọng nhất giúp xác định được độ phù hợp của một đôi giày với đôi bàn chân của mình. Có 2 dạng form chân cơ bản đó là chân thon ( thon gọn) và chân bè (chân bè ngang hay còn gọi lại chân to). Những người có form chân thon là những người hạnh phúc nhất trên thế giới bởi vì hầu hết tất cả các mẫu giày đang có trên thị trường hiện nay đều phù hợp với người chân thon. Tuy nhiên thì khả năng phù đến như thế nào thì chúng ta phải bàn luận thêm.

Còn với người chân bè thì có phần phức tạp hơn một chút. Chân bè cũng có nhiều dạng như bàn chân bị bè sang 2 bên, bàn chân ngắn, lúc xỏ giày bị thừa từ ít nhất vài cm, hoặc form chân siêu bè. Đối với những người bị tình trạng chân siêu bè thì phải tốn thêm một khoảng thời gian để tìm kiếm và có thể là thêm chi phí để có thể sở hữu cho mình một đôi giày phù hợp. Mặc dù với những trở ngại như vậy nhưng vấn đề như vậy là thường gặp và các bạn có form chân bè cũng không nên quá tự ti và lo lắng về vấn đề này vì hiện này đã có rất nhiều mẫu giày đá banh mới giúp hỗ trợ cho người bị chân bè.

Dấu hiện nhận biết nhanh nhất của 2 loại nhóm chân này là những người gầy, thấp bé hoặc nhẹ cân với bàn chân chủ yếu là xương và có ít thịt và mỡ đối với chân thon. Còn với chân bè thì đó là những người có bàn chân to, được hình thành từ nhiều thịt và mỡ; tạng người nặng cân và vì di chuyển thường xuyên với thân hình nặng làm bè thịt mỡ ở chân sang 2 bên.

Dấu hiện nhận biết nhanh 3 loại form chân từ trái sang: Chân thọn, bình thường và chân bè.

2. Cách chọn giày
Với đặc trưng là bề ngang rộng, các bạn nên chọn cho những đôi giày có chiều ngang rộng và thoải mái làm sao để khi xỏ vào thì mang ra sân chơi được liền ngay luôn chứ không nên chọn những đội có form ôm, bó bàn chân và phải mất thêm ít thời gian breakin (làm mềm) cho giày mới mua. 

Có nhiều bạn ưa thích lối đá tốc độ và cho rằng phải là giày form thon như Nike Mercurial thì mình mới thể hiện được tốc độ của mình. Ý kiến này thì không sai nhưng mà hiện nay các hãng khác như Adidas, Puma, Mizuno,... đã có rất nhiều thiết kế tùy theo nhu cầu và vị trí trên sân giành cho người có form chân bè. 

Thêm một vấn đề mà thỉnh thoảng vẫn có một số anh em chân bè gặp phải đó là khi họ tình cờ được cầm trên tay một đôi giày mà họ cực kỳ thích nhưng không thể mang vừa vì form giày quá ôm và các anh em này hay gặp tình trạng là bị thừa mũi khi mang những đôi giày với size lớn hơn. Về cơ bản thì chỉ cần xỏ vừa là có thể ra sân được luôn rồi. Tuy nhiên thì sẽ là đôi chút khó khăn khi các bạn này không dùng được mũi chân khi rê bóng hoặc tạt bóng hoặc trong một số tình huống mà yêu cầu dùng mũi chân để xử lý bóng.

Hoặc có một số anh em gặp tình trạng đôi tất bị trơn trượt bên trong đôi giày bởi vì chiều dài của đôi giày dài hơn chiều dài của bàn chân. Một số giải pháp có thể kể đến là dùng thêm lót giày hoặc mang thêm 1 đến 2 đôi vớ để mang vừa đôi giày nhưng những cách này sẽ phần nào giảm cảm giác bóng. Giải pháp tốt nhất khi bạn đang trong trạng thái cực kỳ yếu thích một đôi giày không phù hợp với form chân của mình đó là đặt lại đôi giày đó lên kệ và lựa chọn mẫu giày khác phù hợp với form bàn chân của mình.

Thế nên việc chọn một đôi giày phù hợp với form chân rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bản chân mình chơi bóng tốt hơn mà còn giúp tiết kiệm chi phí về sau.

BÀI 3 - CHỌN GIÀY ĐÁ BANH CHO SÂN CỎ TỰ NHIÊN VÀ SÂN CỎ NHÂN TẠO Ở VIỆT NAM

Ở bài trước, chúng ta đã biết về các loại đế giày cơ bản. Tuy nhiên thì vẫn còn nhiều bạn lăn tăn là không biết chọn loại đinh giày như thế nào là phù hợp với hệ thống sân cỏ ở Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách chọn 1 đôi giày phù hợp với hệ thống sân cỏ nhân tạo cũng như sân cỏ tự nhiên ở Việt Nam. 

1. Sân cỏ tự nhiên
Đa số các sân cỏ tự nhiên ở Việt Nam trừ các sân dành cho thi đấu bóng đá chuyên nghiệp thì ít được chăm sóc tỉ mỉ như các sân vận động ở nước ngoài. Cỏ thường ít được tưới nước đều đặn và mặt cỏ không thường xuyên được cắt tỉa cẩn thận. Ưu tiên số một cho những mặt sân này là dùng đế FG (Firm Ground) vì đinh cao nên khả năng bám sân tốt. Vừa hỗ trợ lực cổ chân trong các tình huống tì đè tranh cướp bóng cũng như khả năng bứt tốc đột ngột, ở quãng ngắn tùy theo khả năng của cầu thủ. Tuy nhiên, với những mặt sân mà cát nhiều hơn cỏ, các cầu thủ rất khó có thể phô diễn hết khả năng của mình khi sử dụng loại giày này.

Sự lựa chọn thứ 2 là giày đinh SG (Soft Ground). Dòng giày này rất được các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp như ở Vleague, EPL,... sử dụng vì thi đấu ở mặt sân ẩm ướt, cỏ được tưới nước và chăm sóc thương xuyên. Điểm mạnh của dòng giày này là giúp các hậu vệ trụ vững và bám sân cực tốt. Tuy nhiên thì với hệ thống sân ở Việt Nam thì anh em nên kiểm tra kỹ mặt sân mà mình sắp thi đấu trước khi sử dụng loại giày này vì khả năng gây lật cổ chân cao cũng như là dễ gây chấn thương nặng cho cả bản thân mình và đối thủ. Anh em nên lưu ý kỹ khi sử dụng loại giày này.

Thứ tự ưu tiên thứ 3 là dòng giày chuyên dụng cho cỏ nhân tạo AG (Artificial Grass), ưu điểm của dòng này là số lượng đinh siêu nhiều đi kèm với sức sát thương cao, độ bám sân tốt và gián tiếp gây uy hiếp tinh thần đối thủ. Dòng giày này tiện lợi ở khả có thể mang khi thi đấu ở mặt sân cỏ tự nhiên lẫn cỏ nhân tạo, giúp tiết kiệm thời gian lựa chọn. Tuy nhiên thì mặt trái vô cùng lớn của dòng giày này đó là đinh cao ( tầm 10 mm) và loại giày này không thực sự phù hợp với đa số hệ thống sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam vì mặt cỏ thấp và ít được tưới nước. Nhưng với mặt sân cỏ tự nhiên thì loại giày này là phù hợp.

Thứ tự sau cùng là nhóm giày TF, IC và thượng đình. Điểm mạnh của những nhóm giày này là sự linh hoạt và uyển chuyển khi thi đấu trên mặt sân cỏ tự nhiên. Điểm khắc chế lớn nhất là những đôi giày này không có khả năng bám sân vì mặt đinh cực thấp và gần như không có đối với giày IC và thượng định. Tuy nhiên thì với các em có trụ vững và khi thi đấu nghiệp dư hay giao hữu thì vấn đề đinh dài hay đinh ngắn không còn quá quan trọng.

2. Sân cỏ nhân tạo.

Với hệ thống sân cỏ nhân tạo dày đặc ở Việt Nam và với đủ các loại giày với giá thành phù hợp với tùy đối tượng. Việc sở hữu cho mình một đội giày đá banh chính hãng không còn là giấc mơ xa xỉ với tất cả các anh em chơi đá bóng. Với mặt sân cỏ thấp và ít tưới nước như một số sân thì sự ưu tiên hướng về các dòng giày TF, IC và thượng đình. Do đa số là mặt cỏ thấp và cầu thủ di chuyển liên tục nên việc đinh dài để bám sân là không cần thiết. Sức sát thương thấp nên ít gây ra tình trạng bạo lực sân cỏ đáng sợ như các dòng FG, SG và AG.

Một điểm mạnh đáng lưu ý là khả năng bảo vệ cổ chân tốt khi di chuyển và đi bóng. Khi chọn giày cho sân cỏ nhân tạo thì các bạn nên lưu ý đến việc đôi giày giúp mình bảo vệ cổ chân như thế nào khi thi đấu vì cho dù kết quả trận đấu có như thế nào thì bảo vệ đôi chân của mình luôn là điều cần thiết nhất.

Có một số anh em luôn tự tin về khả năng của phụ kiện hỗ trợ như băng keo quấn cổ chân, hay đồ bảo về cổ chân. Khả năng hỗ trợ của những loại phụ kiện này là rất tốt nhưng nó chỉ giúp hạn chế bớt rủi ro phần nào. Không có một loại phụ kiện nào có thể cam kết giảm thiểu được 100% rủi ro nên anh em nên lưu ý kỹ chọn một đôi giày phù hợp với đôi chân của mình và mặt sân của mình sắp thi đấu

BÀI 2 - RA SÂN CHỌN LOẠI GIÀY ĐÁ BANH NÀO

Để chọn loại giày phù hợp trước khi ra sân thì cần phải tìm hiểu xem mặt sân mà chúng ta sắp thi đấu thuộc loại mặt sân nào. Đó có thể là mặt sân cỏ nhân tạo, cỏ tự nhiên cho đến sân đất nện, sân bê tông hay thậm chí là con hẻm với mặt đường trải nhựa. Tùy theo loại mặt sân mà các bạn chọn cho mình một đôi giày đá banh phù hợp để không chỉ bảo vệ đôi chân của mình mà cũng như tạo ra một phong cách thời trang sân cỏ, một cá tính riêng khi thi đấu. Mỗi mặt sân có một loại đế giày đặc trưng riêng cho từng loại mặt sân như FG & SG chủ yếu để chinh chiến trên mặt sân cỏ tự nhiên; AG, TF & IC dành cho cỏ nhân tạo và giày thượng đình chủ yếu dành cho sân đất nện, sân đất cát xi măng và nhựa đường. Có hai yếu tố chính để chọn một đôi giày phù hợp đó là đôi chân tức là đôi chân của mình và mặt sân mình sắp thi đấu.

1. Firm Ground (FG)
Loại đinh giày phổ biến dành cho các cầu thủ thi đấu mở mặt sân cỏ tự nhiên, rất được các cầu thủ V-leage cũng như các cầu thủ phủi ưa chuộng. Đinh FG thường được thiết kế với mật độ vừa phải, không quá ít cũng như không quá nhiều và dựa vào phong cách thi đấu trên sân như kiểm soát bóng hay lối đá tốc độ mà mặt đế giày được thiết kế phù hợp. Có 2 loại đinh FG chính là đinh tròn và đinh lưỡi.

Nike Mercurial Vapor VIII FG với đinh lưỡi

Nike Magista Obra FG với đinh tròn

2. Soft Ground (SG) - Đinh Sắt
Được dùng trên mặt sân với lớp cỏ dày, caovà được tưới nước thường xuyên hoặc mặt sân ẩm ướt sân đất tuyết. Đinh SG chủ yếu được làm bằng kim loại như sắt, có hình nón và đặc biệt là có thể tháo rời và thay thể được. Số lượng đinh vừa phải, không được bố trí dày đặc như FG và AG mà chỉ được đặt ở những điểm quan trọng trên mặt đế. Thông thường có khoảng 6 đinh SG được bố trí xen kẽ với một số điểm đinh FG còn lại. Điểm đặc biệt của loại đinh này là giúp bám sâu vào nền đất của sân và giúp cầu thủ hướng tới sự thăng bằng và linh hoạt khi thi đấu.
Nike Mercurial Vapor XI Pro Pitch Dark

3. FG/AG
Một sự sáng tạo tuyệt vời của hãng Adidas khi một đôi giày có thể được dùng để thi đấu ở cả mặt sân cỏ tự nhiên lẫn sân cỏ nhân tạo. Các cầu thủ cũng không phải mất quá nhiều thời gian để lựa chọn loại giày phù hợp cho mặt sân mình sắp thi đấu.
Adidas ACE 15.1 FG/AG

4. Hard Ground (HG)
Loại đinh này chủ yếu được sản xuất để dành riêng cho thị trường Nhật Bản với những đặc trưng riêng về bề mặt sân cỏ nơi đây. Mặt sân cỏ tại Nhật có nhiều nét khá giống ở Việt Nam với nền cứng, cỏ thấp và loại đế HG được sáng tạo ra để tối ưu hóa khả năng tập luyện và thi đấu của cầu thủ. Tuy nhiên dòng đế HG này không được ưa chuộng lắm ở Việt Nam thế nên việc xuất hiện một đôi HG trên sân là việc khó thấy.
Adidas Predator Absolado LZ TRX HG

5. Artificial Grass (AG)
Loại đinh được thiết kế dành cho mặt sân cỏ nhân tạo đủ tiêu chuẩn của FIFA với lớp cỏ cao và dày. Loại đinh này khá kén mặt sân và người dùng vì đinh cao và cầu thủ dễ bị lật cổ chân nếu dùng để đá ở những mặt sân không đạt tiêu chuẩn.
Nike Hypervenom Phinish AG

6. Turf (TF) - Đinh dăm
Đinh thấp và thường được làm bằng nhựa tổng hợp, độ bền cao và được bố trí dày đặc khắp mặt đế. Được thiết kế dành riêng cho mặt cỏ sân nhân tạo với mặt cỏ thấp và các sân thi đấu không thường xuyên được tưới nước.
Adidas Ace 17.3 Primemesh TF

7. Indoor (IC) - Đế bằng
Được thiết kế cho mặt sân trong nhà Futsal như nền lót gỗ hoặc nền bê tông với mặt sân phẳng. Đế IC khá phổ biến ở mặt sân cỏ nhân tạo ở trong Tp. Hồ Chí Minh với khả năng mang lại cảm giác bóng tốt, linh hoạt trong khi di chuyến và thoải mái khi phô diễn kỹ thuật.
Nike Magista Onda IC

8. Thượng đình - Bata huyền thoại.
Có rất nhiều tên gọi riêng cho dòng giày này như giày thượng đình, Bata hay giày Asia. Có thể nói đây là dòng giày đa năng nhất trong các loại đế giày khi vừa có thể thi đấu ở mặt sân bê tông, đường hẻm cho đến sân futsal, cỏ nhân tạo và cho tới cả sân cỏ tự nhiên. Tuy bị giới hạn ở 2 màu chủ đạo là Xanh và Đỏ, nhưng không vì thế mà dòng giày này không được ưa chuông như các đôi giày đá banh danh tiếng khác.


Và còn một số loại giày không được đề cập trong bài viết này nhưng đây là những loại đế giày cơ bản trong việc chọn lựa loại giày phù hợp với đôi chân của mình và mặt sân sắp thi đấu.

BÀI 1: LÀM KHÔ GIÀY ĐÁ BANH SIÊU TỐC

Sài Gòn đang vào mùa mưa và bất chợt bạn sắp có một trận đấu quan trọng vào ngày mai mà đôi giày của bạn mới giặt và đem phơi hôm nay. Bạn lo ngại đôi giày sẽ không kịp khô và phải mang một đôi giày chưa kịp khô và làm giảm khả năng thi đấu của bạn. Nhưng không sao, những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn làm khô giày siêu tốc.

1. Sử dụng giấy báo, tập táp.
Đây là phương pháp phổ biến nhất, những trang giấy báo cũ nát hoặc không được đọc nữa có thể  được xé ra, vo tròn lại và nhét vào bên trong đôi giày của bạn. Hãy cố gắng nhét nhiều nhất có thể miễn sao để những tờ báo có thể hút ẩm một cách nhanh nhất. Hãy dùng những tờ giấy mỏng hoặc loại giấy báo mỏng bởi vì khả năng hút ẩm của những loại giấy mỏng là nhanh hơn so với loại giấy cứng. Các bạn nên phủ thêm một lớp giấy bên ngoài của những đôi giày của mình để vừa hút ẩm bên trong mà cũng vừa hút ẩm từ bên ngoài. 

Cứ mỗi 60 phút là các bạn hãy thay giấy một lần để hơi ẩm bên trong bốc hơi một cách nhanh hơn. Lợi thế của phương pháp này là đơn giản, dễ làm nhưng lại khá là tốn giấy báo và mất thời gian để kiểm tra tình trạng của đôi giày thường xuyên. 

2. Quạt máy.
Dùng vài chiếc móc treo quần áo để treo giày lên miễn sao cho mặt trên của đôi giày được tiếp xúc với luồng gió đến từ quạt máy. Các bạn nên tháo dây giày và lót giày mang ra phơi riêng và để cho mặt tiếp xúc của đôi giày đến cánh quạt càng rộng càng tốt

Phương pháp này giúp đẩy nhanh quá trình bốc hơi lên một chút nhưng lại khá mất thời gian và có thể tốn tiền điện vì muốn làm khô nhanh một đôi giày cũng phải mất khoảng thời gian ít nhất là 30 phút trở lên. 

3. Dùng máy sấy tóc. 
Lợi dụng nguyên lý hơi nước bốc hơi nhanh ở nhiệt độ cao, thế nên phương pháp này giúp nhanh quá trình hong khô đôi giày cực nhanh. Nhưng mà tùy theo chất liệu của đôi giày, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến độ bền và thời gian sử dụng về lâu dài của đôi giày của bạn. Lưu ý là các bạn không nên để sát giày với máy sấy tóc vì nhiệt độ cao có thể làm một số chi tiết trên đôi giày bị chảy nhựa. 

Điểm đặc biết của phương pháp này là làm khô giày một cách siêu tốc vì chỉ cần ít nhất 15 phút là đôi giày được hong khô như mới. 

4. Dùng muối
Theo rất nhiều nguyên cứu là muối ăn có khả năng hút nước, hút ẩm rất tốt. Nồng độ muối càng cao thì tế bào bị mất nước càng nhiều. Quy trình thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần đun muối trên chảo rồi sau đó dùng một chiếc tất để đựng và nhét chiếc tất vào bên đôi giày bị ướt. Tùy theo tình trạng của đôi giày mà chúng ta sử dụng lượng muối phù hợp. 

Điểm mạnh của phương pháp này có lẽ là khả năng hút ẩm nhanh. Tuy nhiên thì phương pháp này lại khá tốn muối ăn nên mọi người cần cân nhắc kỹ phương pháp này trước khi áp dụng.

5. Sử dụng gạo. 
Gạo cũng là một trong số những loại thực phẩm hút ẩm rất tốt. Phương pháp cục kỳ đơn giản, đầu tiên các bạn đặt giày vào trong một chiếc hộp sao cho có nắp đậy kín. Tiếp theo là đổ gạo làm đầy chiếc hộp, đóng nắp lại và để đó đi làm việc khác. Chỉ cần khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ là đủ thời gian để hút hết hơi ẩm trong giày. 

Lợi thế của cách làm này đó là chỉ cần setup công đoạn chuẩn bị và để đó, với khả năng hút ẩm cực kỳ tốt thì chỉ cần vài tiếng là đôi giày khô hẳn, tới giờ thi đấu là chỉ cần xách giày ra và chiến thôi. Tuy vậy thì cách làm này khá tốn kém.

BÀI 5 - GIÀY TOP-END, MID-END, LOW-END LÀ GÌ ?

Trong thế giới giày đá banh hiện nay, mỗi khi một dòng giày mới được phát hành ra thị trường thì thông thường sẽ có ít nhất 3 phiên bản của đôi giày đá banh đó cho các bạn tùy ý lựa chọn. Tuy cùng một kiểu, một màu sắc nhưng chất liệu da giày và giá thành mỗi loại lại khác nhau một trời một vực. Thỉnh thoảng các bạn sẽ nghe thấy người bán hoặc một số anh em chơi giày nhắc tới các loại giày như giày top-end, mid-end và low-end. Vậy thì giày top-end, mid-end và low-end là gì ? Và  bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về vấn đềlựa chọn một đôi giày đá banh  chính hãng là một đôi giày top-end hoặc mid-end hay low-end nhé.