Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

BÀI 13 - GIÀY ĐÁ BANH BỊ CHẬT THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Có thể các bạn từng trải qua cảm giác chật chội khi mang giày đá banh. Có rất nhiều hãng giày đá banh đá banh danh tiếng trên thế giới và mỗi ngày lại có một sản phẩm mới được giới thiệu. Theo thời gian thì vào mỗi thời kì các đôi giày lại được thiết kế khác nhau và không phải đôi nào cùng có thiết kế theo một quy chuẩn chung ngoài trừ size giày theo quy ước của hãng. Việc một đôi giày bóng đá ôm chân là điều rất tuyệt vời, và điều đó còn tuyệt vời hơn nếu như đôi giày đó không ôm chân quá mức làm bạn bị phồng rộp, đau đớn hay cảm giác không thoải mái khi thi đấu. Và hơn nữa là trng đầu bạn sẽ nảy sinh ra những vấn đề phải làm như thế nào để thoát khỏi tình trạng này. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một số cách giúp khắc phục tình trạng đôi giày đá banh bị chật và giúp bạn thoải mái hơn khi mang chúng ra sân.

1. Nguyên nhân của những đôi giày quá chật.
Nếu phải kể ra nguyên nhân vì sao những đôi giày lại bị chật thì phải có tới hàng ngàn, hàng triệu lí do.  Tuy nhiên thì nguyên nhân phổ biến của những vấn đề này đó là :

  • Đôi giày đá banh của bạn chưa xong quá trình Break-in:
Break-in là quá trình làm mềm giày, giúp phần vải giãn ra hết mức có thể so với kích thước, cơ địa đôi bàn chân của cầu thủ và giúp cầu thủ cảm thấy thoải mái khi thi đấu. Có 2 loại Break-in, đó là Break-in tự nhiên và dùng các thủ thuật để Break-in siêu tốc. Break-in tự nhiên là việc bạn xỏ giày ra sân và chỉ sau vài trận là đã xong quá trình Break-in. Phương pháp này thông thường mất từ 4-5 trận, tùy người sử dụng và tùy điệu kiện tự nhiên của đôi giày, quá trình này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Phương pháp thứ 2 là sử dụng một số thủ thuật để làm phần Upper giãn nở theo cách nhanh nhất có thể. 

Một số đôi giày khi mới mua thì thường có cảm giác chật chội và có một số cầu thủ vẫn có cảm giác này mặc dù đã ra sân đá rất nhiều trận đấu cùng với đôi giày này. Phần vải vẫn còn quá cứng và ôm bó sát vào hai bên mu bàn chân, gây ra cảm giác khó chịu khi xỏ chân vào hoặc cởi giày ra. Tệ hơn nữa là với những bạn có phần da nhạy cảm thì thường hay có tình trạng phồng rộp và đau chân, tình trạng này mà xảy ra thường xuyên thì sẽ không tốt về sau này. 

  • Nguyên nhân từ form giày đá banh của bạn. 
Vấn đề có thể bắt nguồn từ việc đôi chân của bạn là form chân bè, nhưng bạn quá thích những mẫu giày của chân thon. Mặc dù chân bạn có thể xỏ vừa đôi giày nhưng 2 bên phần mu giày lại quá ôm, khiến cho đôi chân của bạn phải kêu cứu. Trong những trường hợp như vậy thì tốt nhất là bạn nên đôi cho mình một đôi giày khác phù hợp với bạn hơn. Trong trường hợp bạn vẫn cố đâm ăn xôi, bạn rất muốn có những mẫu giày của form chân thon và đã sở hữu chúng, thực ra thì vẫn có cách để giúp phần vải mềm ra và giúp bạn xỏ chân vào giày dễ hơn. Tuy nhiên thì hình dáng và form giày của đôi giày đó sẽ bi bể và vỡ ra, ảnh hưởng cực lớn đến tuổi thọ giày và hơn nữa là có thể làm bạn phải ngại ngùng vì bất chợt đang thi đấu mà không hiểu sao lại có vấn đề xảy ra đến cho đôi giày của mình. 

Ngoài ra, có thể do vấn đề đến từ kích thước và cơ địa khác nhau của mỗi người, có người thì bàn chân dài nhưng bề ngang ngắn, có người chiều dài ngắn nhưng bên ngang dài, lại có form chân bè nhưng lại phần mu bàn chân lại phình to ra thành chân siêu bè. Với những bạn có form chân siêu bè thì việc tìm kiếm đôi giày phù hợp lại càng khó khăn hơn.

Thế nên khi mà bạn lựa chọn phải một đôi giày không phù hợp với form chân thì lời khuyên chân thành nhất đó là bạn hãy đổi ngay cho minh một đôi giày khác, không nên cố đấm ăn xôi, và có thể những ảnh hưởng phụ không lường trước được xảy ra. Khi mà thử giày thì lúc xỏ vào, đôi giày phải vừa vặn với bàn chân của mình, không cần quá ôm, quá chật, chiều dài vừa đủ, bề ngang không quá ôm là hợp lý.

2. Các phương pháp khắc phục tình trạng giày quá chật


  • Phương pháp 1: Ngâm giày trong nước nóng hoặc dùng máy sấy tóc hoặc dùng các thủ thuật để Break-in giày siêu tốc

Khi phần da giày (Upper) vẫn còn quá cứng, các bạn hãy mạnh dạn áp dụng ngay những thủ thuật để làm mềm phần Upper siêu tốc trong thời gian ngắn chỉ từ 5 đến 10 phút như ngâm giày trong nước nóng hoặc dùng máy sấy tóc, sử dụng nhiệt độ cao để làm giãn da giày. Nếu như muốn đôi giày ôm lấy form chân nhiều hơn thì các bạn có thể mạnh xỏ ngay một đôi tất vào giày và tiếp tục sấy giày hoặc ngâm giày trong nước nóng. Cùng với nhiệt độ cao và trong một khoảng thời gian hợp lý, sự căng tràn của 2 bên mu giày và phần đầu mũi giày sẽ tạo một lực kéo dãn lớn lên bề mặt phần Upper, dãn ra vừa đủ với form chân của bạn.


  • Phương Pháp 2: xỏ giày đi qua lại hoặc mang giày trong thời gian rảnh. 

Phương pháp này khá giống với phương pháp Break-in tự nhiên, chỉ khác ở chỗ đó là đôi giày sẽ không có cơ hội được va chạm với quả bóng và mặt sân cỏ. Với cách làm thì các bạn chỉ cần xỏ chân vào giày và sử dụng trong thời gian rảnh như đi lại trong nhà mình, đi bộ, đi shopping hoặc là mang theo kể cả trong lúc ngủ, qua một đêm là phần vải đã mềm ra rất nhiều. Phần vải sẽ được co giãn và nơí rộng ra theo kích thước đôi bàn chân của bạn.

Lưu ý nhỏ là với những đôi giày mới tinh mà không quá ôm chân thì mới nên sử dụng phương pháp này. Đã là giày mới thì phần vải phải cứng và ôm chân rồi, nhưng mà nếu quá ôm chân thì sẽ gây ra cảm giác khó chịu, nếu mang vào khi lúc ngủ có thể làm mất ngủ vì bạn mải lo lắng đến đôi chân của mình.


  • Phương pháp 3: dùng tất mỏng

Cỏ thể là do đôi giày còn quá mới và vẫn còn quá ôm chân. Khi mà bạn mang những đôi tất bình thường hoặc tất chuyên dùng cho đá banh như vớ chống trơn, Tocksock hay vớ feeture, có những loại tất/ vớ khá dày, làm ảnh hưởng đến việc mang đôi giày mới của bạn. Khi gặp phải tình huống này thì bạn nên dùng thử những loại tất mỏng hơn để cải thiện tình hình, dùng thử phương pháp này qua vài trận và xem nếu vải đã giãn ra rồi thì hãy dùng những loại tất bình thường mà bạn vẫn hay dùng.


  • Phương pháp 4: tháo miếng lót giày

Đây là một phương pháp khá đặc biệt vì không nhiều người biết đến sự hiệu quả của phương pháp này. Phương pháp này được khá nhiều cầu thủ bóng chuyên nghiệp dùng trong qua trình Break-in đôi giày mới và để tăng cảm giác bóng ở phần bàn chân.

Có thể do đôi giày của bạn chưa xong quá trình Break-in nên phần vải còn rất cứng. Với một số mẫu giày thì vấn lót giày được thiết kế khá cao, thế nên các bạn có thể thử tháo lót giày và xỏ chân vào rồi ra sân. ban đầu thì có thể chưa quen nhưng chỉ cần vài phút khởi động là các bạn sẽ quen dần với việc không dùng lót giày. Và sau 4-5 trận đầu tiên khi mà đôi giày đã giãn ra, các bạn có thể nhét miếng lót giày vào lại và tiếp tục xỏ giày ra sân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét