Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

BÀI 17 - MUA GIÀY ĐÁ BANH MỚI KHÔNG BỊ ĐAU CHÂN

Một tình trạng phổ biến khi các bạn mua một đôi giày đá banh mới đó là cảm giác đau chân đến từ sự ôm chân của đôi giày đá banh mới cho dù đã lựa chọn đúng kiểu giày phù hợp với form chân và kích thước bàn chân. Tuy nhiên thì cái cảm giác đau chân này có thể đã làm bạn bõ lỡ rất nhiều mẫu giày phù hợp với chân mình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các yếu tố dẫn đến các cảm giác đau đớn khi thử giày để các bạn hiểu rõ hơn về giày đá banh và chọn lựa mẫu giày phù hợp hơn.

1. Cảm giác đau chân đến từ form giày

  • Có tới 2 loại form chân (phom chân) là form chân bè và chân thon và giày đá banh cũng có tới 2 loại form giày dựa trên form chân của cầu thủ. 
  • Với việc phải di chuyển liên tục và đôi giày chịu nhiều áp lực đến từ quả bóng và mặt sân nên giày đá banh thường khá ôm chân nếu so sanh với giày của các môn thể thao khác. 
  • Sự ôm chân được hiểu là tình trạng phần vải bó chặt và bó sát vào bàn chân của đôi giày và sự ôm chân của một đôi giày đá banh còn chỉ ra được tình trạng của đôi giày hiện tại. 



  • Những cầu thủ có form chân thon sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào trong việc chọn giày nhưng với những người có form chân bè thì ngược lại. 
  • Khi bình thường thì phần vải còn mới cứng của đôi giày đá banh sẽ ôm sát bàn chân của cầu thủ, còn với chân bè thì những phần thịt thừa bị bè ra của bàn chân đã vô tình làm đôi giày bị căng phòng lên và đôi chân phải chịu thêm một ít áp lực bị đè nén gây ra cảm giác khó chịu và không thoải mái.  
  • Kết quả là bạn sẽ cực kỳ cảm thấy khó chịu khi đôi giày bó ôm quá sát và không có một chút khoảng trống nào có thể làm đôi chân của bạn giãn nở ra. 
  • Các bạn hãy tưởng tượng một quả bóng bay được bơm đầy khi Heli để chúng có thể bay lên cao, nhưng khi bị cả 2 bàn tay ép chặt lại thì quả bóng bay đó nổ ngay tức khắc. 
  • Với bàn chân con người cũng vậy, khi phần vải ép 2 bên mu bàn chân quá chặt thì những mạch máu rất khó để lưu thông và cầu thủ rất dễ gặp phải chân thương nếu đôi giày ôm quá chặt. 

  • Ví dụ điển hình nhất trong bóng đá hiện đại đó là trường hợp của cầu thủ Franck Ribery của CLB Bayern Munich. Với lí do đã kí hợp đồng với hãng thể thao Nike để làm cầu thủ đại diện cho dòng giày Nike Mercurial, nhưng do có sự khác biệt về form chân nên trong giai đoạn cầu thủ này sử dụng dòng giày Mercurial này, anh phải thường xuyên nghỉ thi đấu vì những chấn thương lặt vặt đến từ form giày.
 
  • Thế nên việc lựa chọn đôi giày phù hợp với form chân cực kì quan trọng, bởi vì form bàn chân sẽ quyết định việc đôi giày đó có gắn bó lâu dài với bạn hay không.
  • Chỉ cần một góc nhỏ nào đó ở form giày không phù hợp đã có thể khiến bạn phải đau đầu tìm kiếm giải pháp hoặc đổi ngay sang đôi giày đá banh khác.
 

2. Giày đá banh mới có phần da quá cứng

  • Nguyên nhân phổ biến thứ hai có thể nhắc tới đó là chất liệu vải quá cứng làm đau chân khi thi đấu.
  • Những đôi giày được làm từ da thật sẽ giãn ra rất nhanh sau một thời gian sử dụng, da giày rất êm, sẽ khiến bạn cực kỳ thoải mái ngay từ lần xỏ chân đầu tiên. Phần vải được làm mềm ra rất nhanh và ít khi gây ra tình trạng đau chân. 
  • Còn những đôi giày có chất liệu giả da hay da tổng hợp (synthetic) thì phần vải có độ đàn hồi rất cao, thời gian làm mềm vải khá dài nên form giày vẫn được giữ nguyên sau nhiều trận đấu và thông thường thì giày da tổng hợp khá cứng với người mới sử dụng. 



  • Các bạn có form chân bè không nên chọn những đôi giày cho người có form chân thon mà có chật liệu da tổng hợp vì lớp vải cứng và thời gian làm mềm vải rất lâu, dễ gây ra tình trạng đau chân.
  • Những đôi giày đá banh khi mới đặt lên kệ thì đều có lớp vải cứng và chưa có độ co giãn nên sẽ mất thêm một ít thời gian để phần vải giãn nở ra phù hợp với kích thước bàn chân của bạn. 

\


Nếu như những đôi giày mà bạn mới mua còn quá cứng và bạn không thể chờ đời để phần vải mềm ra thì hãy áp dụng một số phương pháp Break-in để làm mềm vải nhanh hơn. 
 

3. Thói quen sợ đau chân khi mua giày đá banh mới

  • Có thể bạn sẽ luôn nhận được những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc ngay cả tư vấn từ người bán đó là lựa chọn những đôi giày bạn cảm thấy thoải mái nhất khi xỏ chân vào.
  • Tuy nhiên sẽ có những mẫu giày bạn cực kì yêu thích khi mới nhìn thấy chúng lần đầu mặc dù khi xỏ vào bạn đã thấy cực kì ôm chân và đau chân.
  • Với những người có kinh nghiệm mua giày thì họ sẽ chọn những đôi giày mà họ thích nhất bởi vì họ biết là cái cảm giác đau chân sẽ mất dần sau vài trận banh đầu tiên và khi đó đôi giày đã giãn nở ra rất nhiều.


  • Sẽ có hai thứ bạn cần nên hiểu rõ đó là sự ôm chân hay là sự đau chân, một đôi giày mới thì sẽ có sự ôm chân tốt hơn giày cũ và tất nhiên sẽ có sự đau chân khi mới xỏ vào.
  • Tuy nhiên, sự đau chân sẽ biến mất sau vài trận đấu và vấn đề này không cần phải quá lo lắng.
  • Trước khi lựa chọn một đôi giày phù hợp thì bạn nên tìm hiểu kỹ về mẫu giày đó thông qua các nguồn tin mà bạn có thể tin được như hỏi han bạn bè, tìm kiếm trên Internet và hỏi trực tiếp thông tin từ người bán để bạn không phải có suy nghĩ chọn đôi giày có size lớn hơn để thoải mái hơn.
  • Mang size giày lớn hơn sẽ cảm thấy thoải mái trong những trận đầu nhưng mà chúng sẽ gây ra tình trang trơn trượt bên trong về sau này khi mà phần da giày đã được giãn nở ra.
 

4. Những cách tránh đau chân khi mua giày đá banh mới

a. Hãy lựa chọn những đôi giày đá banh có vải mềm, không quá cứng

  • Những đôi giày có phần vải mềm sẽ có độ co giãn tốt hơn và với khả năng đàn hồi tốt, phần vải sẽ mềm ra rất nhanh khi chơi bóng.
  • Những cầu thủ có bàn chân bè, siêu bè tới kích thước dị thường thì nên chú ý về đề này để cái cảm giác ôm chân của đôi giày mới không là cảm giác đau đớn, thảm họa mỗi khi thử giày.

b. Lựa chọn những đôi giày đá banh phù hợp với chiều dài bàn chân

  • Phù hợp với chiều dài chân ở đây có nghĩa là khi xỏ vào thì bàn chân phải cảm thấy vừa vặn, không có một điểm nào của bàn chân như các ngón chân phải co lại hay phải chịu sự đè nén của phần vải.
  • Khi chơi bóng mà ngón chân bị cong lại sẽ ảnh hưởng tới khả năng thi đấu và có thể xảy ra những chấn thương không nghĩ tới.
  • Để tránh những trải nghiệm không tốt thì khi xỏ chân vào, chiều dài của đôi giày đá banh đó phải là vừa đủ, không quá chật để các ngón chân và mũi giày có được cảm giác banh tốt.
  • Đối với những cầu thủ có thói quen chơi chích mũi thì điều này cực kì quan trọng bởi vì chiều ngang hai bên mu bàn chân có thể giãn ra nhưng mà chiều dài thì sẽ là không thể co giãn nhiều.

c. Chọn đúng form giày cho bàn chân

  • Khi bạn có bàn chân bè là việc tìm kiếm đôi giày phù hợp đã là khó khăn hơn rất nhiều so với form chân thon dài.
  • Hiểu được các loại form giày nên các hãng giày trên thế giới đã có rất nhiều thiết kế cho cả 2 loại form chân và các bạn không nên quá lo lắng nếu không kiếm được đôi giày phù hợp.
  • Hiện này có rất nhiều mẫu giày mới hỗ trợ rất tốt cho cả form chân bè lẫn chân thon với độ ôm chân phù hợp và phần vải không quá cứng để co giãn tốt hơn.

Qua bài viết này, các bạn đã biết rằng sự ôm chân khi mới mua giày là điều bình thường nhưng đôi khi cũng sẽ có một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau chân. Để tránh bị đau chân khi mua giày đá banh mới thì các nên tham khảo loại form giày, chất liệu vải và khả năng co giãn của những đôi giày mà mình sắp chọn.

Lê Công Quý - Thegioigiaydabanh.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét