1. Da Kangaroo (k-leather)
- Ưu điểm : trọng lượng nhẹ mang vừa chân, da cực kì mềm và bền cho cảm giác banh tốt, chất liệu da giày co giãn thoải mái theo form chân cầu thủ.
- Nhược điểm : không có khả năng chống nước và độ bền thấp hơn các loại da khác.
- Da Kangaroo được biết đến là có độ bền chống rách gấp 10 lần da bò và hơn 50% tốt hơn da bê.
- Những đôi giày sử dụng da Kangaroo:
- Nike T90 Laser III
- Puma Powercat
- Adidas adiPure III
- Nike Tiempo
- Mizuno Rebula V1
- Adidas X 16+ Pure Speed
- Nike Mercurial Superfly 5
- Nike Premier 2.0
2. Da bê (calfskin leather)
- Ưu điểm: da cực kì bền và êm chân khi mới xỏ chân vào, hỗ trợ tốt cảm giác banh một chạm.
- Nhược điểm : da không mềm như da Kangaroo và thời gian break-in theo form chân lâu hơn.
- Những đôi giày sử dụng da bê :
- Under Amour Dominate
- Adidas Adizero
3. Da tổng hợp (synthetic hoặc da syn)
- Ưu điểm : rất bền, ôm chân và giữ form giày rất tốt. Được mô phỏng theo da bê và da Kangaroo nhưng khả năng co giãn là chống trầy da rất tốt. Thêm điểm cộng là có khả năng chống nước và thoát khí nhanh.
- Nhược điểm : cảm giác bóng kém chân thật hơn da bê và da Kangaroo, lớp da dày và cứng hơn da Kangaroo.
- Da tổng hợp sử dụng loại vải nhân tạo và được thiết kế để mô phỏng theo da Kangaroo.
- Những đôi giày sử dụng da tổng hợp:
- Nike CTR 360 Maestri
- Nike Vapor VI
Bài viết này đã điểm qua 3 loại da giày phổ biến để sản xuất giày đá banh và các bạn đã hiểu rõ hơn về ưu điểm và nhược điểm của từng loại da giày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét