Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

BÀI 28 - CHỌN GIÀY ĐÁ BANH ĐẾ MỎNG HAY ĐẾ DÀY ?

Với hệ thống sân cỏ nhân tạo dày đặc như ở Việt Nam thì giày đinh dăm TF có lẽ là loại giày phổ biến nhất, từ những đôi giày fake cho tới hàng chính hãng loại xịn. Tuy nhiên thì điều không phải ai cũng biết đó là giày đinh dăm TF cũng có tới 2 loại đó là đế dày và đế mỏng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem 2 kiểu đế dày và đế mỏng là như thế nào nhé.

Với mặt bằng chung là mặt cỏ thấp, bề mặt khô ít được chăm sóc và mật độ cỏ không dày đặc thì giày đinh dăm TF là sự lựa chọn phổ biến khi chơi trên mặt sân nhân tạo. Loại giày này có các cây đinh dăm nhỏ được thiết kế và bố trí dày đặc khắp bề mặt đế nhằm tạo độ bám sân tốt, rất đơn giản để sừ dụng và hầu hết mọi cầu thủ ai cũng có thể chơi tốt loại giày này trên sân cỏ nhân tạo. 

1. Giày đá banh sân cỏ nhân tạo TF có đế mỏng
Đặc trưng của loại giày đá banh có đế mỏng thường là những đôi giày có thiết kế thon gọn với đế mỏng và trọng lượng vừa phải, phù hợp với những cầu thử ưa lối đá tốc độ và thích sự di chuyển linh hoạt. Nhằm đem đến sự thanh thoát ngay từ những bước chân đầu tiên trên sân cỏ, những đôi giày có đế mỏng thực sự phù hợp với những mẫu cầu thủ thích rê dắt và di chuyển khắp các điểm nóng trên sân. 

Mặt trái của những đôi giày có đế mỏng đó là khả năng hỗ trợ bám trụ kém. Những đôi giày này có thể không hỗ trợ tốt trong những tình huống cần dùng tới sức mạnh để tì đè hay tranh chấp. Tuy nhiên thì với khả năng hỗ trợ di chuyển linh hoạt và các cầu thủ trên sân phủi có xu hướng di chuyển rất nhiều và các bạn tự tin về khả năng trụ vững trên đôi chân của mình thì các bạn không cần phải quá lo lắng về điều này.

2. Giày đá banh sân cỏ nhân tạo TF có đế dày
Đế dày mang đế sự bám sân tốt hơn và khả năng trụ vững tốt hơn rất nhiều so với loại đế mỏng cho cầu thủ thích di chuyển. Những đôi giày có đế dày thường hỗ trợ cảm giác bóng tốt hơn nhằm hỗ trợ khả năng kiểm soát bóng tốt, và hơn nữa là hỗ trợ lực sút cho những cầu thủ thích bắn phá khung thành đối phương hoặc dùng để phá bóng tốt.

Khác với loại giày đá banh cho người thích sự di chuyển linh hoạt thì loại giày này được ưa dùng bởi những cầu thủ ít di chuyển hơn, họ yêu cầu sự thoải mái và êm ái khi đang chơi bóng. Không cần phải sử dụng kỹ thuật quá nhiều mà chỉ cần phô diễn khi cần thiết là những cầu thủ có thiên hướng chơi ở vị trí phòng ngự như hậu vệ thòng, tiền vệ trụ. Lối chơi đơn giản mà hiệu quả là đối tượng sử dụng chính của những đôi giày với bản đế dày. 

Với những cầu thủ có thiên hướng tấn công thì những đôi đế dày sẽ hỗ trợ chích mũi cực tốt. Với bản đế dày là phần da mũi dày được chăm chút kỹ lưỡng, những cầu thủ thích chích mũi banh sẽ không phải lo lắng về tình trạng bung đế hoặc rách mũi giày vì những loại giày có đế dày thường có chất liệu vải khá bền. 

Ở Việt Nam thì hầu hết các cầu thủ ưa thích loại giày có để mỏng bởi vì di chuyển linh hoạt và giúp thi đấu thoải mái hơn. Trọng lượng nhẹ cũng là một ưu điểm để lựa chọn với hầu hết mọi người. Những đôi giày có trọng lượng nặng thường có chất liệu da thật và cảm giác êm ái nhưng lại không có độ ôm chân cần thiết để thi đấu thường xuyên. Tuy nhiên thì việc chọn lựa loại giày có đế dày hay mỏng vẫn tùy thuộc vào phong cách thi đấu của bạn trên sân bóng và các bạn hãy chọn cho mình loại giày phù hợp để hỗ trợ bản thân mình chơi bóng một cách tốt nhất. 

BÀI 27 - HƯỚNG DẪN CHỌN ĐÔI GIÀY ĐÁ BANH PHÙ HỢP

Tôi nên mua đôi giày đá banh nào ? Đôi giày đá banh nào là phù hợp với tôi ? Đây là 2 câu hỏi phổ biến mà chúng ta thường hay hỏi người bán giày khi đang lựa chọn một đôi giày đá banh mới. Sẽ có rất nhiều lời tư vấn bạn nên mua đôi này, đôi kia nhưng những lời tư vấn đó đều đến từ quan điểm cá nhân của người bán và chỉ có bạn mới biết rõ đôi giày nào là sẽ giúp bạn thực sự chơi tốt hơn. Chúng ta thường thích mang giày của những cầu thủ mà mình yêu thích, đó là điều bình thường nếu như bạn muốn có những đôi giày mà Messi hoặc Ronaldo tin dùng. Nhưng để tiện hơn cho việc lựa chọn đôi giày đá banh phù hợp thì sau đây sẽ là một số yếu tố bạn cần chú ý để quyết định đôi giày phù hợp nhất.

1. Ngân sách
Trước khi tìm đến các shop giày đá banh thì bạn cần nghĩ ra mức ngân sách mà mình có thể chi tiêu tối đa cho một đôi giày đá banh mới để sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Đó sẽ là điều không hợp lí nếu như bạn muốn tậu một đôi Top-end  mà trong ví của bạn chỉ thể nghĩ tới tìm một đôi Low-end .

Hiện nay thì có rất nhiều dòng giày phổ thông phục vụ nhu cầu của các bạn ở tất cả các phân khúc. Nếu như bạn không thể chi trả cho một đôi giày quá đẹp và quá chất lượng thì hãy tìm những phiên bản thấp hơn của dòng giày đó bởi vì khi mà một dòng giày mới được ra mắt thì sẽ có rất nhiều phiên bản thấp hơn được ra mắt cùng thời điểm. Vì thế nên bạn không cần phải lo lắng nếu không tìm được đôi giày phù hợp với túi tiền.

2. Sự thoải mái - đôi giày đá banh nên ôm như thế nào là phù hợp ?
Bạn sẽ rất cần quan tâm đến sự thoải mái mà đôi giày tạo ra cho bàn chân của bạn. Nếu như bàn chân cảm thấy không vừa vặn khi xỏ vào đôi giày mới thì sẽ có vô số vấn đề đáng sợ hơn xảy ra khi thi đấu.

Hãy giành thời gian để tìm kiếm những đôi giày thực sự làm bàn chân của bạn cảm thấy vừa vặn và thoải mái, để không bị lãng phí thêm thời gian và tiền bạc về sau này nếu bạn có được một đôi giày không thực sự phù hợp. Hãy tìm thêm những thông tin về đôi giày mà bạn chọn từ những trang web uy tín, đọc kỹ các bài đánh giá sản phẩm từ chuyên gia và từ những khách hàng khác giống bạn. Hơn nữa là tìm hiểu thông qua bạn bè, những người bạn chuyên sưu tập giày đá banh và có cơ hội thử đôi giày mà bạn định chọn. Sau cùng là bạn hỏi kĩ thông tin về tình trạng đôi giày và tình trạng bàn chân của bạn với người bán hàng để họ có thể tư vấn phù hợp.

Những vấn đề liên quan đến form giày và form chân sẽ luôn làm bạn phải đau đầu nếu như chúng khác nhau. Sẽ là hơi khó khăn nếu như form chân bè cố gắng để sử dụng những đôi giày có form chân thon và các bạn hãy yên tâm là sẽ luôn có những đôi giày phù hợp với kích cỡ bàn chân của bạn cho dù trông chúng có đặc biệt đến cỡ nào.

Một trong những điều bạn cần làm ngay sau khi tậu được một đôi giày đá banh mới đó là bạn nên dành chút ít thời gian mang chúng đi lại quanh nhà để đôi giày đó được giãn nở ra phù hợp với bàn chân của bạn hơn. Việc này sẽ không quá phiền phức, chỉ cần bạn tranh thủ mang chúng trong khi bạn đang làm những việc khác như xem phim, làm việc nhà hoặc đi dạo quanh khu phố bạn đang ở.

Một đôi giày đá banh thì không cần phải ôm quá chật khi mới mua và sẽ có một số dòng giày yêu cầu bạn mang lớn hơn từ nửa size cho đến 1 size, chỉ để tạo thêm không gian cho những đôi vớ giày và bàn chân được giãn ra thoải mái.

3. Mặt sân thi đấu - xác định loại đế giày cần thiết. 
Với hệ thống các sân tự nhiên, sân nhân tạo và sân Futsal phát triển mạnh như hiện nay thì có rất nhiều loại đế giày cho các bạn lựa chọn để thi đấu, từ những đôi có đinh dài như Firm Ground, Soft Ground cho tới đinh tán Artificial Grass, Turf rồi Indoor như IC. Đây là những loại đế giày được thiết kế kĩ lưỡng và đặc biệt dành riêng cho từng loại mặt sân mà bạn muốn thi đấu.

Ở cả hai mặt sân cỏ tự nhiên và cỏ nhân tạo, thông thường sẽ có 2 loại đế giày cho mỗi loại mặt sân. 2 loại đế giày thì hiểu đơn giản là một loại có độ bám sân tốt và loại còn lại bám sân cực tốt. Trên sân tự nhiên thì giày SG với những cây đinh tán cao và được sản xuất bằng kim loại sẽ đâm xuyên sâu hơn vào mặt cỏ, độ bám sân là tốt hơn nhiều nếu so sánh với loại đinh FG. Và với mặt sân nhân tạo cũng có 2 loại giày chuyên dụng là AG và TF thì những cây đinh tán to và dài của giày AG sẽ hỗ trợ các bạn trụ vững tốt hơn đế giày TF.

4. Chất liệu vải - đôi giày nên được làm bằng loại vải nào ?
Ngoài những đôi giày được sản xuất với chất liệu da thật là những loại da giày phổ biến nhất thì chúng ta còn có những đôi giày được làm ra từ chất liệu da tổng hợp, sợi tổng hợp mang những tiện ích chất lượng nhất tới cho người dùng. Sẽ có một sự sự điều chỉnh làm giảm chất lượng đôi giày ở những phiên bản thấp để mang tới giá thành tốt nhất cho người tiêu dùng và sự giảm chất lượng này có thể ảnh hưởng đôi chút tới cảm giác bóng và màn thể hiện trên sân cỏ của bạn. \

5. Có dây và không dây ?
Hiện tại có một số mẫu dày được thiết kế để không cần phải sử dụng dây buộc giày, làm giảm bớt sự phụ thuộc vào những cọng dây giày quá dài để giúp đôi giày ôm chân hơn. Tuy nhiên thì câu trả lời vẫn tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Hãng adidas hiện đã tung ra thị trường một vài mẫu giày đá banh không dây để làm chúng thon gọn hơn và cùng lúc đó vẫn sẽ có những đôi giày cùng kiểu dáng đó mà lại có dây. Quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm của cầu thủ và không có kết luận chính xác nào về việc giày đá banh có dây hay không có dây tốt hơn.

Vậy là chúng ta đã biết những yếu tố cần thiết để chọn được một đôi giày đá banh phù hợp. Tuy nhiên thì đây vẫn là những yếu tố phổ biến khi lựa chọn đôi giày. Gọi những cầu thủ mang những đôi giày đá banh đẹp và bắt mắt là những nghệ sĩ thì việc chọn giày phải được gọi là nghệ thuật. Bởi vì chỉ cần không hợp một yếu tố khi sử dụng thôi cũng đã khiến cho bạn muốn đổi ngay sang đôi giày khác rồi. Hi vọng bài viết này sẽ hỗ trợ các bạn một phần kiến thức bổ ích để có những sự lựa chọn thông minh và chính xác nhất.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

BÀI 26 - CÁC LOẠI ĐINH GIÀY CHUYÊN DÙNG CHO SÂN CỎ NHÂN TẠO

Với hệ thống sân cỏ nhân tạo dày đặc ở khắp nơi từ thành phố lớn đến nông thôn trải dài khắp Việt Nam hiện nay, không khó để tìm kiếm một sân bóng để mọi người từ già đến trẻ có thể thỏa lòng đam mê trái bóng tròn. Với sự ra đời của rất nhiều kiểu giày đá banh mới, đa dạng về mẫu mã và chủng loại thì đã có rất nhiều loại giày để hỗ trợ mọi người chơi tốt ở mặt sân cỏ nhân tạo. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại đinh phổ biến khi chơi ở mặt sân này nhé.

1. Giày đinh dăm TF (Turf)
Đây có lẽ là loại giày phổ biến nhất với mọi lứa cầu thủ, từ những siêu cầu thủ cấp xóm tới phường xã và ngay cả với giới cầu thủ chuyên nghiệp. Giày đinh dăm nổi bật với mặt đế thấp cùng một số lượng đinh dăm nhỏ được bố trí trải dài khắp bề mặt đế giày.

Loại giày này khá dễ để sử dụng ở mặt sân cỏ tự nhiên, hầu như những ai đã chơi bóng ở sân cỏ nhân tạo thì đều đã từng trải qua loại giày đinh dăm này ít nhất một lần trong đời. Với mặt cỏ nhân tạo ở Việt Nam thì loại đế giày này sẽ tạo ra khả năng bám sân vừa phải, chắc chắn vừa đủ để cho cầu thủ có thể trụ vững trên sân. Và kể cả khi vào mùa mưa hay mặt sân ẩm ướt, trơn trượt thì loại giày này vẫn có thể bám sân khá tốt.

Dựa theo phong cách thi đấu của cầu thủ để thiết kế các mẫu giày khác nhau thì đinh TF cũng có rất nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Hãy chọn những đôi giày TF có chất liệu phù hợp với đôi chân vì nếu đế giày mềm thì khi thi đấu những cây đinh dăm nhỏ sẽ nhanh bị mòn và bị gãy nhưng bạn sẽ có cảm giác thoải mái, còn nếu đế giày cứng thì bền hơn nhưng lại dễ gây đau chân hơn.

2. Giày AG (Artificial Grass)
Giày AG theo đúng nghĩa đen là Artificial Grass là giày cho cỏ nhân tạo, thực ra thì từ cỏ nhân tạo ở đây ý chỉ mặt sân cỏ nhân tạo với lớp cỏ dày và cao, khác rất nhiều với loại cỏ cho giày TF. Giày AG được thiết kế để bám sân tốt hơn giày TF với những cây đinh tán dài và to vừa, lúc bước đi trên mặt cỏ thì những cây đinh tán này sẽ đâm sâu vào mặt cỏ hơn loại đinh dăm.

Một ưu điểm của loại đế giày này là chúng có thể dùng để thi đấu ở sân cỏ tự nhiên vì thiết kế của những đôi AG khá giống giày FG, chỉ khác chút xíu ở cách thiết kế và bố trí đinh tán. Loại giày AG này sẽ hỗ trở bám sân tốt hơn ở những sân bóng có mặt cỏ nhân tạo theo tiêu chuẩn FIFA. Bởi vì lớp cỏ của những loại sân này thường được chăm sóc cẩn thận, cắt tỉa và tưới nước thường xuyên, mặt sân khá ẩm ướt nên khả năng bám sân tuyệt vời của loại giày là thế mạnh của loại đế giày này.

Mặt trái của loại giày này là khả năng bám sân khá tốt có thể gây ra vài chấn thương từ nhẹ tới nặng cho cầu thủ nếu phải thi đấu ở những sân có mặt cỏ thấp và có chất lượng không tốt. Khi mà lớp đinh tán dài và to cắm xuyên qua mặt cỏ thấp thì những cây đinh tán lại bám sâu hơn, tiếp cận gần hơn tới lớp đất bên dưới mặt cỏ, làm cầu thủ phải sử dụng nhiều lực tới cổ chân và bàn chân hơn để xoay xở. Và khi áp lực tới bàn chân nhiều hơn mà lại có tư thế không tốt thì những chân thương như lật cổ chân hay đau bàn chân là rất dễ xảy ra. Nếu như bạn sắp sửa thi đấu ở những cụm sân bóng có mặt sân đẹp thì giày AG là một lựa chọn không tồi nhưng nếu phải thi đấu ở những mặt sân kém chất lượng thì bạn chú ý hơn một chút để tránh những chấn thương không đáng có.

3. Giày đinh lai AG/FG
Trong vài năm trở lại đây thì các hãng giày đá banh nổi tiếng như Nike và Adidas đã có những đột phá mới về đế giày, tiêu biểu là loại đinh lai AG/FG vừa hỗ trợ chơi bóng tốt ở sân cỏ nhân tạo cũng như hỗ trợ tuyệt vời ở sân cỏ tự nhiên.

Những đôi giày với thiết kế đinh lai AG/FG thì những cây đinh tán sẽ được thiết kế không qua to như những loại đinh dài FG truyền thống mà lại thiết kế nhỏ hơn, bằng cỡ đinh AG nhưng số lượng đinh giày được giảm đi rất nhiều thay vì lại bố trí dày đặc như những mẫu giày AG truyền thống. Những mẫu giày AG trước đây thường có tầm 5 6 đinh tán ở phần gót giày thì nay được giảm xuống chỉ còn 4 cây đinh.

Với số lượng đinh ít hơn mà chiều cao đinh lại ngắn hơn thì loại đế giày này sẽ hỗ trợ việc di chuyển rất nhiều cho những cầu thủ ưa thích việc di chuyển khắp sân bóng trong suốt trận đấu. Với những cầu thủ có thói quen lê đôi bàn chân khi di chuyển thì loại giày này sẽ giúp họ tránh được phiền phức là nỗi sợ gãy đinh giày khi thi đấu. Một ưu điểm khác của loại giày này đó là bạn sẽ tiết kiệm thêm được một khoản chi phí thay vì phải sắm sửa thêm một đôi giày cho mặt sân cỏ nhân tạo.

Mặt bất lợi của loại đinh AG/FG này là độ bám sân được giảm đi rất nhiều so với loại đinh FG và khả năng bám trụ trên mặt sân sẽ có đôi chút vấn đề trong những tình huống cần tranh chấp hay tì đè với đôi thủ. Nhưng độ bám sân được giảm đi khi được thi đấu ở mặt sân cỏ tự nhiên thôi, còn trên sân cỏ nhân tạo thì khả năng trụ vững của loại giày là tương đường và có thể tốt hơn những đôi giày AG khác.

4. Giày IC
Với sự phổ biến của môn Futsal hiện này thì có rất nhiều sân bóng sử dụng các loại banh Futsal để thi đấu và với yêu cầu cần có một cảm giác banh tốt ở gầm giày thì giày IC là sự lựa chọn phổ biến của giới cầu thủ phủi ở những nơi ưa chuộng loại banh Futsal. Với ưu điểm mặt đế bằng phẳng, người sử dụng sẽ không phải lo lắng về tình trạng gãy đinh như ở loại giày khác như TF hay AG. Tuy nhiên thì mặt đế bằng phẳng sẽ không tạo được sự bám sân như những loại giày có đinh khác và nếu bạn tự tin vào khả năng trụ vững của mình trên sân thì loại giày này sẽ là loại giày tuyệt vời cho bạn.

Những trận đấu sử dụng bóng Futsal thường đòi hỏi người chơi phải di chuyển linh hoạt và xoay trở rất nhiều, thế nên loại đế giày này sẽ hỗ trợ cầu thủ cực tốt ở khoản di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên thì nếu mặt sân thi đấu được tưới nước thường xuyên và ẩm ướt thì đôi khi những tình huống trơn trượt, té ngã là điều bình thường xảy ra khi bạn sử dụng loại giày này.

Qua bài viết này thì chúng ta đã tìm hiểu về 4 loại đinh giày phổ biến được dùng cho sân cỏ nhân tạo. Khi bạn đang có quá nhiều sự lựa chọn về đế giày thì hãy chọn đôi giày mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi thi đấu. Và những trở ngại khác nhau cũng từng loại đế giày sẽ biến mất sau những màn thể hiện tuyệt vời của bạn trên sân cỏ.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

BÀI 25 - CÓ NÊN VẶN ĐINH SG QUÁ CHẶT ?

Vì sợ những cái móng sắt có thể bị lỏng hoặc bị rơi ra trong trận đấu nên có nhiều cầu thủ đã vặn đinh quá chặt để phòng tránh những trường hợp này. Tâm lý sợ đôi giày của mình bị ảnh hưởng và muốn bảo vệ đôi giày của minh là điều bình thường nhưng việc vặn chặt đinh SG quá mức có thể dẫn tới những hậu quả mà bạn không thể đoán trước được.



Vấn đề đầu tiên bạn có thể gặp phải khi vặn đinh quá chặt đó là bàn chân bạn sẽ bị phồng giộp ở một số chỗ bởi vì khi những lỗ ren ốc ở những móng kim loại bị vặn quá chặt và những lỗ ren này sẽ bị có sức ép lớn hơn đẩy lên phía trên. Mà phía trên ở đây tức là bàn chân của cầu thủ sẽ bị ảnh hưởng. Đôi giày của bạn sẽ chịu thêm một áp lực lớn hơn tới bàn chân và những vết phồng giộp hoàn toàn có thể xảy ra khi mặt dưới da bàn chân bị ép chặt, tạo những điểm phồng nặng nề và đau đớn. 

Lí do thứ hai để không nên vặn đinh SG quá chặt đó là phần mặt đế của đôi giày sẽ cứng hơn rất nhiều, không phải chỉ ảnh hưởng tới những cái đinh giày ngay cả toàn bộ phần mặt đế giày đều bị ảnh hưởng. Xỏ giày đi đá banh mà gặp một đôi giày với cái đế quá cứng thì sẽ không tốt chút nào, khả năng thể hiện trên sân vừa bị ảnh hưởng mà bàn chân lại dễ gặp những chấn thương lặt vặt thì không ai lại muốn cả. 

Một lời khuyên dành cho những cầu thủ đang sử dụng giày SG đó là chỉ nên vặn những cái móng kim loại vừa đủ, không nên văn quá chặt, chỉ nên vặn cho tới lúc bạn cảm thấy những cái móng đã chắc chắn vừa đủ. Đôi khi vặn chắc quá lại không tôt. Ngay cả những cầu thủ chuyên sử dụng giày SG vẫn có thể không biết những điều cơ bản này và vẫn thi thoảng gặp tình trạng khó khăn trong việc di chuyển vì cái đế giày quá cứng hoặc đã sử dụng loại tất mềm mà vẫn bị phồng giộp chân. 

Lê Công Quý - thegioigiaydabanh.com

BÀI 24 - CÓ NÊN SỬ DỤNG CÁC LOẠI KEO SIÊU DÍNH HAY BĂNG QUẤN ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BUNG KEO, BUNG ĐẾ GIÀY ?

Với bất kể đôi giày đá banh nào cũng vậy, sau một thời gian sử dụng rất dài thì thường sẽ có tình trạng không tốt, nhẹ thì hở mũi, nặng thì bung keo rồi bung luôn đế giày. Thi thoảng thì bạn sẽ nhận được một số lời khuyên là hãy sử dụng những loại keo siêu dính như keo 502 hay keo con voi, ... để khắc phục tình trạng này.

Với cách làm này thì đôi giày của các bạn vẫn có thể dùng thêm một thời gian nữa nhưng mà chỉ thêm được vài trận nữa thôi và có thể tình trạng sẽ ngày càng tệ hơn và đó là lí do chính để bạn không nên dùng những loại keo không phải chuyên dùng cho giày đá banh khi bị bung keo bung đế. Khi mà đôi giày bị hư đó được sử dụng trong suốt 90 phút ở trận banh kế tiếp, những loại keo không tốt sẽ phải chịu đựng những áp lực cực lớn trong khi bạn di chuyển hoặc áp lực nhận được của đôi giày với quả bóng.

Với những phút đầu trận thì có thể sẽ không có gì xảy ra những khi tiếp tục thi đấu, bạn sẽ cảm thấy đôi giày đó ngày càng tệ hơn, phần keo dán đế để kết nối đế giày với phần vải Upper làm đế giày cứng rắn hơn một chút nhưng thực ra phần đế và Upper lại càng dễ gãy, dễ nát hơn. Nhiều bạn đã nghĩ rằng với cách làm này thì bạn đã thực hiện rất tốt và đây là tình huống thường gặp kinh điển khi mà chúng ta có một đôi giày đá banh đã cũ và tình trạng bung đế đã có những dấu hiệu đầu tiên.

Ngoài cách dùng các loại keo dính để dán đế giày thì còn một cách làm phổ thông khác mà bạn thừng xuyên bắt gặp trên các sân bóng đó là sử dụng những miếng băng quấn đầu gối/ cổ chân bọc một vòng quanh phần mũi giày. Cách làm này cũng hiệu quả nhưng chỉ là hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn. Nếu như bạn hiện chưa đủ điều kiện để tậu một đôi giày mới thì phương pháp này này chỉ được sử dụng tạm thời khi đôi giày bị bung đế nhưng thực ra thì bạn càng dùng thì phần vải lại càng bị hư hại nhiều hơn giống như việc dùng các loại keo siêu dính vậy.

Nếu như tình trạng đôi giày đá banh bị bung đế, bung keo mà không quá nghiêm trọng, phần vải ở mũi giày vẫn còn có thể thi đấu tốt thì bạn hãy mang ngay đến những cơ sở, tìm những người thợ sửa giày đá banh chuyên nghiệp để họ có những biện pháp khắc phục tốt nhất. Ở những nơi đó sẽ có những loải chỉ khâu và keo giày phù hợp với tất cả các chất liệu của những đôi giày mà bạn đang có, từ loại da tổng hợp cho đến da thật, bạn sẽ không phải quá lo lắng về tình trạng này nhiều nữa.

Thông thường thì bạn nên thay một đôi giày đá banh mới sau từ 1 đến 2 năm sử dụng, khi mà đôi giày của bạn đá quá cũ thì bạn nên tìm cho mình một đôi giày mới thay vì cứ tiếp tục sử dụng những đôi giày mà tuổi thọ và độ bền đã không còn.

Lê Công Quý - thegioigiaydabanh.com

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

BÀI 23 - KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÀY ĐÁ BANH ĐINH SẮT SG

Mỗi loại mặt sân thi đấu có rất nhiều loại đế được thiết kế để cầu thủ có thể thoải mái sử dụng. Ở môi trường sân cỏ tự nhiên hay là sân 11 người thì có hai loại đinh giày chính là FG và SG. Việc sử dụng giày SG khi thi đấu ở sân cỏ tự nhiên hiện này khá phổ biến và chúng ta sẽ tìm hiểu xem cách sử dụng loại giày SG này khi thi đấu như thế nào. 

1. Giày đinh sắt SG
Giày đinh sắt hay giày móng sắt, giày móng kim loại là những cái tên để chỉ loại giày có những cây đinh vít có thể thay thế được ở dưới đế giày. Loại giày này được thiết để thi đấu ở những điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, mặt sân mềm, ẩm với mật độ cỏ cao và dày. Thông thường một đôi giày SG sẽ có khoảng 6 cây đinh vít bằng sắt và có thể vặn để thay thế được. Tùy theo thiết kế mà có một số mẫu giày lại có thêm vài cây đinh tán FG hoặc AG nhỏ khác để hỗ trợ ví dụ như loại đế giày SG-pro mới có tổng cộng 11 cây đinh với 6 cây đinh sắt và 5 đinh nhựa thường. 

2. Cách sử dụng
Vào khoảng thời gian trước đây khi mà mặt sân cỏ tự nhiên chưa theo một quy chuẩn và có nhiều sân vận động có mặt sân không đạt chuẩn về độ ẩm mặt cỏ và nền đất. Vào giai đoạn đó thì giày SG được thiết kế đơn giản với 6 chiếc đinh vít bằng sắt để hỗ trợ cầu thủ bám sân tốt hơn bằng việc cắm những chiếc móng sắt dài xuống nền đất mềm và xốp. Ở những nên đất quá ẩm và có nhiều bùn đất, loại giày này thực sự tiện lợi vì khả năng di chuyển linh hoạt, không có qua nhiều cỏ và bùn đất, đất cát bám vào khi thi đấu, dễ lau chùi vào bảo quản. Những đôi giày SG cổ điển thường có những chiếc đinh sắt rất dài, dài hơn loại giày SG hiện đại để những chiếc đinh cắm sâu hơn. Thông thường một cây đinh sắt có chiều dài từ 1/2 đến 3/5 inch là tương đương 1.2 đến 1.5 cm. 

3. Hiện trang giày SG hiện nay
Với tình hình nên kinh tế chung phát triển, các ông bầu đã đầu tư nhiều hơn về sân bóng thi đấu và điều kiện thi đấu ngày nay đã tốt hơn rất nhiều. Những sân bóng cỏ tự nhiên đã được chăm sóc tốt hơn, mặt sân phẳng hơn với mặt cỏ mềm, được cắt tỉa thường xuyên, tưới nước hằng ngày thì giày SG cũng được sử dụng rộng rãi hơn. Nhất là với điều kiện thời tiết mưa thường xuyên và khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, mặt sân thường ngập đầy bùn đất sau mưa thì SG là sự lựa chọn không tồi để thi đấu. Và với công nghệ sản xuất giày hiện đại ngày này thì giày SG-Pro là sự lựa chọn hàng đầu của các cầu thủ từ chuyên nghiệp cho tới bán chuyên và nghiệp dư

BÀI 22 - TÌM HIỂU VỀ GIÀY ĐÁ BANH AG ( ARITIFICIAL GRASS)

Đúng với tên gọi, giày đá banh AG thường được dùng trên sân cỏ nhân tạo, và loại giày này hỗ trợ tốt hơn nữa ở những nơi có mặt sân đạt theo tiêu chuẩn FIFA, sân cỏ nhân tạo ngoài trời, mặt cỏ cao và dày, được tưới nước và chăm sóc thường xuyên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về loại giày đá banh AG và một số lí do tại sao bạn nên ưu tiên sử dụng loại giày này khi chơi ở sân cỏ nhân tạo.

Loại giày được thiết kế với một cái đế giày khá bền, đi kèm với một số lượng lớn đinh tán ngắn và mềm để hỗ trợ khả năng bám sân tốt. Và độ bám sân tuyệt vời là yếu tố quan trọng của loại giày này khi đem đi so sánh với những mẫu giày với những kiểu đế khác. 

Có nhiều bạn đã từng tự hỏi là ở những nền bóng đá chuyên nghiệp với những sân bóng 11 người luôn đạt chẩn sân cỏ nhân tạo theo tiêu chuẩn FIFA, cầu thủ bên đó sử dụng giày FG và SG-pro rất nhiều nhưng tại sao chúng ta lại nên xài loại giày AG ở mặt sân này? Câu trả lời đơn giản là hai loại đinh giày đó không thực sự khớp khi chơi ở mặt sân cỏ nhân tạo, về lâu dài thì hai loại giày kia sẽ gia tăng tỉ lệ chấn thương không chỉ lên bàn chân mà có thể lên cả những bộ phận khác trên đôi chân của cầu thủ. 

Cấu trúc của mặt cỏ nhân tạo là cực kỳ khác so với loại cỏ tự nhiên và các bạn đã nhận thức được sự khác nhau của hai loại mặt sân này và sử dụng loại giày được thiết kế riêng cho mặt sân này thực sự giúp bạn thể hiện tốt hơn. Đó là lí do tại sao giày AG có thể mang đến những trải nghiệm tốt hơn rất nhiều so với hai loại giày đinh lớn bởi vì chất liệu cho loại giày này được thiết kế chi tiết để trụ vững trong những mặt sân gồ ghê hơn.

Trong khi giày FG được phát triển cho mặt cỏ tự nhiên tiêu chuẩn với nền đất cứng và giày SG-pro ở nền cỏ ẩm ướt và cỏ mềm hơn thì giày AG được thiết kế để tối ưu hóa những chuyển động của cầu thủ ở nền cỏ nhân tạo. 

Khi chơi bóng trên sân cỏ nhân tạo dùng loại giày AG này, bạn có thể bước đi trên thảm cỏ với những bước đi tối ưu nhất và thoải mái nhất khi so sánh với những loại giày có đinh dài hơn. Bề mặt đề giày với một số lượng đinh nhiều và thiết kế ngắn hơn để tránh được sự trơn trượt trên mặt sân hoặc bàn chân bị mắc kẹt vì đinh dài và dùng nhiều lực để xoay trở các cổ chân, chỉ những tiện ích đó thôi đã giúp bạn tránh được rất nhiều chấn thương khủng khiếp khi chơi bóng. 

Hiện nay sân cỏ nhân tạo đã trở nên cực kì phổ biến và hệ thống sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam phát triển rất đa dang. Những hệ thống sân cỏ nhân tạo lớn đã có những hành động chăm sóc mặt cỏ rất tốt như tưới nước thường xuyên làm mặt sân luôn ẩm ướt, và loại giày AG sẽ mang tới những lợi ích bất ngờ cho cầu thủ. Nếu như sân bóng mà bạn sắp thi đấu mà được bạn đánh giá là tốt thì tại sao bạn không mạnh dạn thử những loại giày AG này và có những màn thể hiện tốt hơn.

Lê Công Quý - thegioigiaydabanh.com

BÀI 21 - SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIÀY ĐÁ BANH ĐẾ AG VÀ TF

Ở mặt sân cỏ nhân tạo có hai loại giày chính, đó là giày AG và giày TF. Tuy nhiên thì hai loại giày này vẫn có vài sự khác nhau về mặt cỏ và điều kiện mặt sân thi đấu khi sử dụng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa hai loại giày đinh AG và TF khi dùng trên sân cỏ nhân tạo nhé.

1. Mặt cỏ
Giày AG là viết tắt của từ Artificial Grass có nghĩa là cỏ nhân tạo và TF là viết tắt của Turf có nghĩa là lớp cỏ. Theo tiêu chuẩn của FIFA thì sân cỏ nhân tạo phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như an toàn, chất lượng, độ bền và hiệu suất chơi. Hơn nữa là mặt cỏ phải đáp ứng được các yếu tố: sự tương tác của người chơi lên tới bề mặt cỏ, sự tương tác giữa bóng và bề mặt cỏ, khả năng chịu đựng với thời tiết và độ bền. 

Nếu theo định nghĩa bên trên thì chúng ta tạm hiểu là giày AG được sử dụng những nơi có mặt sân chất lượng, mật độ cỏ dày và chất lượng tốt. Còn giày TF thì được sử dụng ở những mặt sân chất lượng cỏ thấp hơn. Xem hình bên dưới để hiểu rõ về hai loại sân này. 

2. Mặt đế giày AG

Các tấm cỏ nhân tạo nhẹ với mặt cỏ thấp và đinh tán thứ cấp để nâng cao độ bám sân đến từ áp lực cảu bàn chân trước và phân tán lực từ gót chân trong khi thi đấu. Loại giày này cũng có những cây đinh rỗng và đệm gót chân để tăng cường sự hỗ trợ, một đường rãnh linh hoạt cho việc di chuyển nhanh trong suốt trận đấu.

Tuy nhiên thì những cây đinh tán ở loại giày này thường không quá dài và thông thường sẽ có những cây đinh tán mini được phân bố dọc theo theo chiều dài đế giày để hỗ trợ tốt trong những tình huống sân cỏ nhân tạo trơn trượt thường có tí đất cát trong đó. 

Ở những nước phát triển thì giày AG được sử dụng chủ yếu ở những sân cỏ ngoài trời, hỗ trợ tốt ở những mặt sân được tưới nước thường xuyên để tránh trơn trượt. Nhưng mà với những cây đinh tán dài khi dùng ở những mặt cỏ thấp, có thể không mang đến sự bám sân tốt như khi dùng ở những sân bóng tiêu chuẩn. 

3. Giày TF
Đế giày TF được thiết kế với đinh cao su để gia tăng độ bám sân trên bề mặt cỏ nhân tạo tổng hợp. Loại giày này thường được sủ dụng ở những mặt cỏ thấp và sân cỏ nhân tạo trơn trượt. Thông thường thì giày AG được dùng ở những mặt cỏ cao với mật độ dày thì giày TF hay được dùng ở với mặt cỏ thấp hơn và nền đất cứng. 

Giày TF khi được dùng ở những sân có mặt cỏ đạt tiêu chuẩn thì cũng vẫn sẽ có những tình huống trơn trượt bởi vì mặt sân ẩm ướt nhờ tưới nước thường xuyên hoặc thi đấu dưới trời mưa và cỏ quá dài, không bám sân tốt. 

Qua bài viết này thì các bạn đã hiểu rõ hơn về hai loại giày AG và TF để có thể lựa chọn tốt hơn loại giày mình cần trước khi thi đấu ở sân cỏ nhân tạo.

BÀI 20 - GIÀY ĐÁ BANH FG CÓ NÊN CƯA ĐINH ĐỂ CHƠI Ở SÂN CỎ NHÂN TẠO ?

Việc sử dụng giày đá banh đinh dài FG ở mặt sân cỏ nhân tạo là rất phổ biến ở hệ thống các sân cỏ nhân tạo Việt Nam. Tuy nhiên thì do phần đinh khá dài và dễ gây chấn thương nên đã có một câu hỏi phổ biến dành cho những cầu thủ chuyên mang loại giày này khi đá ở sân cỏ nhân tạo đó là có nên cưa đinh cho ngắn bớt không? Chúng ta hãy cùng thảo luận một chút về vấn đề này nhé. 

1. Có cần phải cưa đinh giày FG không ?
Khác với các phiên bản đế giày ở các mặt sân khác, loại giày FG thông thường sẽ có ít nhất 3 phiên bản để cho mọi người lựa chọn từ Low-end cho tới Mid-end và đến Top-end. Giày Low-end là phiên bản chất thấp nhất còn Top-end là phiên bản chất lượng cao nhất.

Giày Top-end thông thường sẽ được trang trí đẹp mắt cộng với cầu kì nhất, đi kèm đó là chất lượng vải tốt nhất trong tất cả các phiên khác cùng loại. Thông thường thì cùng một kiểu giày nhưng những phiên bản giành cho sân cỏ nhân tạo TF hoặc đế IC thì chất lượng cũng chỉ đạt tầm giày FG Low-end. Khi trải nghiệm cả 3 phiên bản giày loại 1, 2 và 3 sẽ thấy được sự khác biệt giữa các loại giày này. Thế nên việc sử dụng những đôi giày chất lượng nhất khi thi đấu cũng là mong muốn của nhiều cầu thủ để có thể đạt được sử thoải mái nhất khi thi đấu. 

Giày FG có độ bám sân rất tốt ở cả sân cỏ tự nhiên lẫn sân cỏ nhân tạo, khi dùng ở mặt sân cỏ nhân tạo giày FG sẽ hỗ trợ mặt sân tốt hơn giày TF ở khoản bám trụ.Tuy nhiên thì mật độ của cỏ và chiều cao của mặt cỏ nhân tạo khác biệt rất nhiều so với mặt cỏ tự nhiên và khi sử dụng giày FG thì dễ gặp chấn thương ở những vị trí quanh bàn chân nhiều hơn, nhất là những chấn thương về cổ chân. 

Một giải pháp để có thể tận dụng những đôi giày FG trên sân cỏ nhân tạo mà lại còn tránh dược những chấn thương nặng nề đó là cưa đinh. Cưa những cây đinh dài để làm chúng ngắn hơn, khi đó thì áp lực từ cơ thể xuống những cây đinh tán và bàn chân sẽ giảm đi rất nhiều. Khả năng bám sân vẫn còn rất tốt và cầu thủ vẫn có thể thoải mái khi di chuyển. 

2. Giày đinh FG đã được cưa đinh có phù hợp khi chơi ở sân cỏ nhân tạo không ?
Các bạn sẽ có câu trả lời chỉ khi các bạn trải nghiệm chúng lần đầu và một khi bạn đã làm chủ được hoàn toàn đôi giày thì đó cũng là lúc bạn biết đôi giày đó hoàn toàn phù hợp. Nếu như bạn đã từng sử dụng những đôi giày giành cho sân cỏ nhân tạo mà có đinh như AG và TF thì trải nghiệm lần này cũng sẽ là tương tự. 

Số lượng đinh tán được bố trí thay vì nhiều và dày đặc như các những đôi AG và TF thì số lượng đinh đã được giảm đi rất nhiều khi sử dụng giày FG. Số lượng đinh ít hơn và độ cao thấp hơn để hỗ trợ tốt các tình huống di chuyển, xoay trở và tăng tốc đột ngột. Chất lượng vải tốt hơn sẽ hỗ trợ cảm giác banh tốt hơn, sẽ là tuyệt vời hơn khi được hỗ trợ cả lực sút mà độ bền của đôi giày là thực sự lâu hơn. 

Sau khi cưa đinh thì chúng ta đã có một đôi giày mà có thể dùng để chơi tốt ở cả sân cỏ tự nhiên lẫn sân cỏ nhân tạo. Sẻ là một sự tiện lợi thay vì phải sắm hai đôi giày cho hai mặt sân khác mà bây giờ các bạn chỉ cần một đôi giày FG là đủ.

Lê Công Quý - thegioigiaydabanh.com

BÀI 19 - GIÀY ĐÁ BANH ĐINH LỚN FG ĐÁ Ở SÂN CỎ NHÂN TẠO, TẠI SAO KHÔNG ?

Hiện này có rất nhiều các thể loại mặt sân đá banh để mọi người được thỏa mãn niềm đam mê trái bóng tròn, bỏ lại đằng sau những áp lực đến từ cuộc sống, stress từ công việc, gia đình. Với hệ sinh thái sân bóng thi đấu ở cả các thành phố lớn và tỉnh lẻ, các cầu thủ phong trào cho tới bán chuyên hay chuyên nghiệp có thể chọn lựa cho mình được những mặt sân để chơi bóng thường xuyên. Từ sân cỏ nhân tạo cho tới sân cỏ tự nhiên hay sân Futsal, mỗi sân đều những loại giày đặc trưng cho từng mặt sân. Có rất nhiều cầu thủ phủi đã sở hữu cho mình những loại đinh giày cần thiết để có thể trải nghiệm thi đấu ở tất cả các mặt sân. Nhưng cũng có một số người chỉ sử dụng một hai đôi giày để thay phiên sử dụng liên tục. Và có một câu hỏi chung rằng giày đá banh cho sân cỏ tự nhiên FG có thể sử dụng ở mặt sân cỏ nhân tạo không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các yếu tố để sử dụng loại giày này khi đá banh ở sân cỏ tự nhiên nhé.

1. Mặt sân thi đấu. 
Việc đầu tiên là chúng ta cần biết rõ loại mặt sân cỏ nhân tạo mà chúng ta sắp sửa thi đấu. Hiện này thì chuẩn sân cỏ nhân tạo được mọi người biết tới đó là theo tiêu chuẩn của FIFA. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thời gian để tìm hiểu xem tiêu chuẩn FIFA là bao gồm những yếu tố gì mà chúng ta thường bảo nhau là giày AG và FG có thể dùng được ở những sân cỏ nhân tạo theo tiêu chuẩn FIFA.

Với hệ thống sân cỏ nhân tạo đa dạng ở Việt Nam thì không phải mặt cỏ ở sân nào cũng giống như sân nào, khác nhau từ kích thước chiều dài sân cho tới chất lượng mặt cỏ, cách chăm sóc và thậm chí cách tưới nước cũng khác nhau. Nếu mặt sân bạn sắp chơi có lớp cỏ dày và cao vừa phải thì việc sử dụng giày FG sẽ không gây ra nhiều khó khăn để làm quen.

Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy sân bóng đó là lớp cỏ thấp, thưa thớt và trông khá cũ thì bạn cũng nên cẩn thận một chút khi thi đấu để tránh chấn thương.

Những thảm cỏ nhân tạo sẽ không để những cây đinh tán đâm xuyên qua mặt cỏ mà khi bạn đứng trên mặt sân, trọng lượng cơ thể của bạn sẽ được đổ dồn tập trung vào những điểm của các cây đinh tán ở mặt đế và sự tập trung đó sẽ nằm ở bề mặt thảm cỏ.

Có nghĩa là khi bạn mang những đôi giày FG đứng trên những thảm cỏ nhân tạo thì toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ được đè nặn lên những cây đinh dài cắm sâu xuống mặt cỏ và điều này là không tốt cho những khớp nhỏ ở bàn chân của bạn. Có thể bạn sẽ cảm nhận được sự không thoải mái trong khi vẫn sử dụng loại giày FG khi thi đấu ở mặt sân cỏ nhân tạo.

2. Mặt đế giày
Bề mặt nơi đế giày FG sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng tương thích với mặt cỏ nhân tạo. Những cây đinh tán hình nón hoặc hình tròn cho phép cầu thủ xoay trở thoải mái ở tất cả các bề mặt cỏ nhân tạo trong khi những cây đinh hình lưỡi kiếm sẽ giống như là những cái hãm phanh bởi vì loại đinh này rất khó để xoay vòng.

Thử tưởng tượng trong tình huống bạn cần xoay trở nhanh với quả bóng, bạn bắt đầu chuyển động bằng việc quay đầu, tới vai, hông và sau đó phần đầu gối tập trung hết sức lực đẩy xuống những cơ bắp chân bên dưới vào bàn chân để đẩy quả bóng đi. Nếu như tình huống này ở trên sân cỏ tự nhiên thì bạn sẽ thấy có ít bùn đất và cỏ được bay ra và có thể đi theo đôi giày của bạn, nhưng với sân nhân tạo thì sẽ không có tình trạng như vậy xảy ra.

Và bây giờ, bạn hãy tưởng tượng khi mà lưỡi kiếm từ đôi giày FG bị mặc kẹt lại trên mặt cỏ nhân tạo bởi vì nó không thể xoay trở được liền và bạn sẽ mất nhiều sức lực hơn cho những hoạt động trên sân bóng tiếp theo.

Nếu như bạn đã từng có những chấn thương về đầu gối hoặc ở phần mắt cá chân hay cổ chân trong quá khứ, thì bạn nên xem xét sử dụng những đôi giày đá banh FG có đinh tán hình nón cho những trận banh sắp tới. Chỉ cần thay đổi đế giày thôi là bạn có thể tránh được rất nhiều chấn thương đến với mình.

3. Đồ bền của đôi giày
Có rất nhiều người đang có cùng một thắc mắc họ liên tục hỏi bản thân là có thể sử dụng những loại giày FG cho sân cỏ nhân tạo không. Câu trả lời trong tình huống này đó là các bạn không nên lo lắng về việc bạn có thể sử dụng chúng hay không mà hãy lo lắng là bạn có nên dùng chúng hay không ?


Có một số dòng giày đá banh cho sân cỏ nhân tạo không được thiết kế để đối phó với sự bào mòn và ma sát khi chơi ở mặt sân này sau một thời gian dài. Mặt khác, các hãng giày đá banh đang tập trung để tạo ra những đôi giày có độ bền tốt hơn ở trên những mặt sân cỏ nhân tạo như thế này, gia cố phần mũi giày bằng đưa thêm một lớp mũi giày để hỗ trợ ngón chân tránh được sự bung đế và bào mòn đế.

Nếu như bạn phát hiện ra có vài sự mài mòn nhẹ ở đôi giày khi bắt đầu sử dụng chúng ở mặt sân cỏ nhân tạo và đó sẽ là điều hợp lý để tạm dừng sử dụng những đôi giày này nếu như bạn không muốn sự bào mòn ngày càng nghiêm trọng hơn. Có rất nhiều dòng giày dư sức hỗ trợ bạn chơi tốt hơn ở mặt sân cỏ nhân tạo thay vì bạn cố gắng tiếp tục sử dụng loại giày FG liên tục để có cơ hội đổi giày mới nhanh hơn.

Điểm mấu chốt ở đây là nếu như bạn có bất kì sự lo lắng nào về mặt cỏ, đế giày, đồ bền hay bất kì mối bận tâm nào, thì tốt hơn hết là bạn nên tìm ngay một đôi giày khác phục vụ cho mặt sân đó tốt hơn. Thay vì phải tập trung lo lắng cho những thứ vũ khí của mình thì bạn nên tập trung vào trận đấu của mình để có màn thể hiện tốt hơn.

Lê Công Quý - thegioigiaydabanh.com

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

BÀI 18 - KHI MUA GIÀY ĐÁ BANH CẦN CHÚ Ý NHỮNG YẾU TỐ NÀO ?

Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tìm kiếm một đôi giày đá bóng phù hợp sẽ giúp cầu thủ phát huy tối đa khả năng chơi bóng. Dựa vào những phong cách thi đấu và kinh nghiệm lựa chọn giày đá banh sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn những mẫu giày đá banh mới. Có rất nhiều yếu tố mà chúng ta cần chú ý để dễ dàng có thể lựa chọn đúng đôi giày đá banh mình cần trong hàng ngàn đôi giày có sẵn trên thị trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các yếu tố đó là gì nhé.

1. Mặt sân thi đấu và đế giày phù hợp
Yếu tố đầu tiên và đơn giản nhất đó là xác định được mặt sân mà đôi giày sẽ được sử dụng thường xuyên. Có 3 mặt sân chơi bóng chính: sân cỏ tự nhiên, sân cỏ nhân tạo và sân Futsal. Tương ứng với mỗi mặt sân sẽ có các loại giày như sau: giày FG và SG để thi đấu ở sân cỏ tự nhiên; giày AG cho sân cỏ nhân tạo với lớp cỏ cao và dày, giày TF cho sân cỏ nhân tạo với lớp cỏ thấp; và giày IC cho sân Futsal. Tùy vào nhu cầu và sở thích thì một loại giày có thể dùng để thi đấu ở tất cả các mặt sân. Ví dụ giày Futsal vẫn có thể đá tốt ở sân cỏ nhân tạo và sân cỏ tự nhiên.

2. Form giày đá banh
Với một đôi giày đá bóng thì nó yêu cầu một sự ôm chân vừa vặn và sự thoải mái cho người dùng. Có 2 loại form chân chính là chân thon và chân bè. Các bạn cần biết rõ kích cỡ và form chân của mình để tìm được đôi giày có form phù hợp, trong trường hợp đôi giày đá banh có form khác với form chân của bạn thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng không nhỏ về sau này.

Nếu bạn thuộc form chân bè thì sẽ hơi khó khăn khi xỏ vào những đôi giày cho chân thon và nếu có xỏ vào được thì ít nhiều sẽ có một sự đau đớn nhẹ vào hai phia mu bàn chân hoặc có thể gặp tình trạng bị thừa mũi khi mang những đôi form thon có size lớn hơn.

3. Chất liệu da giày đá banh 
Có rất nhiều yếu tố hơn nữa để chọn đúng loại chất liệu da giày đá banh phù hợp, ví dụ có thể là dựa vào phong cách thi đấu, cách di chuyển hay lối chơi, vị trí thi đấu mà có những loại da giày được thiết kế để hỗ trợ cầu thủ. Có thể cùng một vị trí hoặc phong cách chơi bóng nhưng lại có những kiểu giày được thiết kế hoàn toàn khác nhau.

Chất liệu để làm nên một đôi giày đá banh có thể được làm từ da tổng hợp, da tổng hợp nhân tạo, da thật hay chất liệu giả da. Hãy lựa chọn đúng loại chất liệu da không quá cứng và có một độ co giãn, đàn hồi tốt để khi xỏ chân vào thì đôi giày đó sẽ không quá ôm chân mà lại còn có khả năng co giãn phù hợp với kích cỡ bàn chân của bạn sau một thời gian sử dụng.

Trên đây là 3 yếu tố để bạn có thể xác định nhanh một đôi giày đá banh phù hợp với mình. Hãy lựa chọn cho bản thân mình một đôi giày đá banh phù hợp mà nó cỏ thể giúp bạn thể hiện được hết những phẩm chất kỹ thuật của mình trên sân bóng.



BÀI 17 - MUA GIÀY ĐÁ BANH MỚI KHÔNG BỊ ĐAU CHÂN

Một tình trạng phổ biến khi các bạn mua một đôi giày đá banh mới đó là cảm giác đau chân đến từ sự ôm chân của đôi giày đá banh mới cho dù đã lựa chọn đúng kiểu giày phù hợp với form chân và kích thước bàn chân. Tuy nhiên thì cái cảm giác đau chân này có thể đã làm bạn bõ lỡ rất nhiều mẫu giày phù hợp với chân mình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các yếu tố dẫn đến các cảm giác đau đớn khi thử giày để các bạn hiểu rõ hơn về giày đá banh và chọn lựa mẫu giày phù hợp hơn.

BÀI 16 - TÌM HIỂU THÊM VỀ GIÀY ĐÁ BANH ĐINH DĂM TF

Hệ thống sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam thường khá giống nhau ở điểm là mặt cỏ thấp, không quá dày và có nhiều sân không được thường xuyên tưới nước và chăm sóc hằng ngày. Thế nên giày đá banh đinh dăm Turf (TF) là loại giày phổ biến dành cho sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các đặc điểm nên biết của loại giày này là như thế nào và hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ của loại đế giày này với phong cách chơi bóng của cầu thủ.

1. Giày đá banh đinh dăm TF là gì ?
Với các mặt sân cỏ nhân tạo không quá dày và thấp thì loại đế này hỗ trợ bám sân rất tốt và đây là loại giày hỗ trợ khá tốt cho người chơi bóng ở mặt sân cỏ nhân tạo. Đinh dăm được thiết kế với chiều dài chỉ vài milimet và được sản xuất bằng chất liệu cao su tổng hợp không quá cứng để tránh việc làm gãy đinh khi đang thi đấu.

2. Phân loại đinh dăm TF
Mỗi dòng giày cảu các hãng lại có những thiết kế khác nhau về kiểu dáng, chất liệu và tất nhiên là cả cách thiết kế đế giày cũng khác nhau. Nhìn chung sẽ có 2 loại đinh dăm phổ biến ở hàng loạt các đôi giày. Có hai mẫu cầu thủ trong một trận đấu, đó là mẫu cầu thủ thích di chuyển nhiều và mẫu cầu thủ không thích di chuyển nhiều khi chơi bóng và 2 loại đinh dăm được thiết kế riêng biệt cho 2 mẫu cầu thủ như thế này. Để chọn lựa đôi giày phù hợp thì chúng ta nên chú ý về 2 loại giày đá banh đinh dăm TF là giày TF hỗ trợ di chuyển và giày TF hỗ trợ trụ hạy còn gọi là hỗ trợ đứng.

  • Giày đá banh đinh dăm hỗ trợ di chuyển 
Hỗ trợ di chuyển được hiểu nôm na là mẫu cầu thủ ưa thích lối đá nhanh, sử dụng tốc độ,hay có những tình huống tăng tốc, bứt tốc và thường xuyên có mặt ở những điểm nóng nhất trong trận đấu bất kể cầu thủ đó có phải là những cầu thủ sử dụng nhiều kỹ thuật đá banh hay không. Dấu hiệu nhận biết của loại giày đinh dăm này đó là kiểu dáng thon gọn hỗ trợ tốc độ và xoay trở nhanh, chiều cao của đinh giày thấp để hỗ trợ di chuyển tốt hơn.

Trọng lượng của những đôi giày đá banh với loại đế này sẽ cực kỳ nhẹ với chất liệu vải mềm và đế giày mềm dẻo. Phần vải có thể mỏng hơn để có cảm giác banh tốt, giúp di chuyển nhanh hơn trong những tình huống phản công nhanh hoặc cho các chân chạy cánh đích thực muốn làm chủ hai bên hành lang cánh. Khả năng hỗ trợ bứt tốc tuyệt vời sẽ giúp bạn bỏ xa đối thủ và đối mặt với thủ môn đội bạn nhanh chóng.

Điểm bất lợi củanhững mẫu giày này đó là phần trụ thường không chắc chắn vì đế giày thấp và cầu thủ phải dùng nhiều lực hơn trong những tình huống tranh chấp hay tì đè với đối thủ.


  • Giày đá banh đinh dăm hỗ trợ trụ
Những cầu thủ có phong cách chơi bóng không thích sự phung phí thể lực khi phải di chuyển liên tục thì nên mang loại giày này. Loại giày này hỗ trợ những cầu thủ thích đứng bám theo vị trí như các hậu vệ thòng hay tiền vệ trụ. Những loại giày này thường khá êm và có bản đế rộng, hỗ trợ cầu thủ trong các tình huống tì đè tốt hơn vì đinh dăm dài giúp bám sân chắc hơn để có thể trụ vững chắc hơn. 

Giày đá banh đinh dăm hỗ trợ trụ thì thường có chất liệu vải tốt hơn giày hỗ trợ di chuyển, phần vải dày hơn và êm hơn, tạo sự thoải mái hơn khi chơi bóng, giảm tối đa các áp lực đến đôi bàn chânvà hỗ trợ lực sút trong những tình huống sút bóng hay phá banh khẩn cấp. Những vị trí được mẫu giày này ưa dòng đó là các vị trí thiên về phòng ngự. 

Điểm yếu của loại giày này đó là trọng lượng khá nặng và bản đế rộng, chỉ thích hợp cho những cầu thủ ít di chuyển, những cầu thủ có lối đá di chuyển liên tục sẽ không phù hợp khi mang những dòng giày này. 

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

BÀI 15 - NHỮNG LƯU Ý VỀ ĐỘ BỀN CỦA MỘT ĐÔI GIÀY ĐÁ BANH

Một trong những câu hỏi phổ biến khi mua một đôi giày đá banh mới đó là về độ bền của đôi giày và làm sao để tăng độ bền của đôi giày đá banh. Bóng đá là một môn thể thao đòi hỏi sự di chuyển liên tục trên sân và đôi giày đá banh phải chịu được áp lực khi tiếp xúc với quả bóng và giúp người sử dụng đôi giày đó có thể làm được nhiều hoạt động như đi bóng, sút bóng, chuyền ngắn và chuyền dài. Với hàng ngàn mẫu giày đang có sẵn ngoài thị trường thì làm sao để biết được độ bền của một đôi giày đá banh gồm có những yếu tố nào, bài viết này sẽ chỉ ra các yếu tố về độ bền của đôi giày đá banh mà các bạn nên lưu ý khi lựa giày.

1. Các yếu tố
Có 3 yếu tố chính để xác định được độ bền của một đôi giày đá banh đó là da giày, keo giày và chất liệu đế giày. Áp lực giữa bóng và phần da giày nhiều sau một thời gian sử dụng giày sẽ xuất hiện những vết rách từ nhỏ đến lớn ở da giày. Giày đá banh thì thông thường được các hãng sản xuất bằng cách dùng keo ép nhiệt để tạo độ dính giữa đế giày và phần da giày. Cùng với thời gian thì sẽ có một số mẫu giày bị bung đế vì keo giày đã tới hạn sử dụng và đôi giày đó phải mang đi khâu đế nếu muốn tiếp tục sử dụng. Tình trạng bung keo đế xảy ra thường xuyên với những mẫu giày cũ, hàng tồn kho vài năm không được sử dụng hoặc đôi giày đã đi chinh chiến qua một thời gian dài.

Phần đế giày đa số được sản xuất bằng chất liệu cao su nên khá bền. Qua một thời gian sử dụng, việc tiếp xúc với những loại mặt sân xấu hoặc thi đấu trong nhiều loại điều kiện thời tiết đã làm giảm độ bền của phần đế giày. Nếu mặt sân quá nóng thì rất dễ dẫn tới tình trạng chảy nhựa cao su sau vài trận thi đấu, tệ hơn nữa là nếu nhiệt độ quá cao có thể dẫn tới làm bung keo giày và làm da giày dãn ra rất nhiều.

2. Lựa chọn đôi giày có keo giày tốt
Mỗi hãng sản xuất sử dụng công thức riêng để sản xuất một đôi giày đá banh. Tuy nhiên thì không phải công thức của hãng nào cũng giống nhau và cũng tốt như nhau, sẽ có một số đôi giày bị bung keo rất nhanh sau một thời gian những cũng sẽ có một số đôi, keo giày không bao giờ là vấn đề.

Sẽ là một vấn đề khó khăn cho người mua giày để biết được mẫu giày nào là có chất liệu keo tốt hay mẫu nào chất liệu keo tệ để lựa chọn. Cách đơn giản nhất là hỏi trực tiếp người bán vì họ là những người biết rõ nhất về độ bền của một đôi giày và khoảng thời gian bao lâu là nên mang đôi giày đi khâu đế.

 Nhờ các vị khách hàng trước đã mua giày thì người bán sẽ nhận được rất nhiều phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, qua đó hiểu rõ hơn về tình trạng keo giày của các mẫu giày sẵn có. Một cách khác là các bạn có thể tham khảo qua bạn bè hoặc tìm hiểu trên Google hoặc Youtube hoặc tham gia các diễn đàn về giày đá banh để biết cách nhận biết các mẫu giày có chất liệu keo tốt.

3. Lựa chọn đôi giày có chất liệu da tốt
Khác với những khó khăn trong việc nhận biết chất liệu keo giày tốt thì việc xác định chất liệu da giày tốt là dễ dàng hơn rất nhiều. Ngày nay các hãng giày sản xuất giày đá banh đã áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến để nâng cao trải nghiệm của người dùng. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường và chạm tay sờ vào chất liệu là có thể biết được chất liệu da giày tốt đến cỡ nào.

Với những mẫu giày đá banh phổ thông, giá thấp thì những đôi giày đó thường được sản xuất bằng chất liệu da nhân tạo loại thường hoặc giả da để giảm giá thành. Còn với những mẫu giày chính hãng cao cấp thì sử dụng vật liệu da tổng hợp loại tốt hoặc da thật để tăng độ bền và mang tới những trải nghiệm tốt đẹp cho người dùng.

Tình trạng nổ da hay da nứt nẻ sau một thời gian dài chơi bóng thường lâu xảy ra hơn ở những đôi giày đá banh tốt với độ bền cao. Nếu mà chất liệu da có bề mặt quá cứng thì chúng lại càng dễ bị nứt gãy hơn sau vài trận thi đấu. Khả năng co giãn cũng là một yếu tố nên để ý tới khi lựa chọn một mẫu giày đá banh có độ bền tốt. Khả năng co giãn không quá nhanh sẽ giúp đôi giày được sử dụng lâu dài hơn thay vì phần vải giãn nở qua nhanh có thể dễ dàng dẫn tới tình trạng rách nát của da giày sau vài tháng chơi bóng.

Có những biện pháp bảo đôi giày đôi tốt sau khi sử dụng sẽ giúp tăng tuổi thọ của một đôi giày đá banh thêm vài tháng và đôi giày sẽ ít bị hỏng hóc hơn khi chơi bóng sau này. Những mẫu giày đá banh cũ bị tồn kho mà chưa được sử dụng thì chất liệu da có thể đi xuống theo thời gian va không bền bằng những mẫu giày mới được sản xuất. Thế nên khi lựa chọn một đôi giày đá banh mới. Các bạn nên tìm hiểu kỹ mẫu giày này được sản xuất vào thời điểm nào, thời gian nhập hàng, cách bảo quản giày và độ bền của đôi giày đó là như thế nào

4. Lựa chọn đôi giày cho chất liệu đế giày tốt
Mỗi loại mặt sân có những dòng đế khác nhau như FG và SG cho mặt sân cỏ tự nhiên, AG và TF cho sân cỏ nhân tạo và IC cho sân Futsal. Chất liệu sản xuất đế giày của ngày này là đa dạng hơn rất nhiều, từ đế cao su cho tới chất liệu cacbon rồi tới chất liệu kim loại như móng nhôm, móng đồng.

Phần đế giày thì các bạn nên chú ý những loại đế có độ mềm dẻo vừa phải. Tránh chọn các loại đế quá mềm mà dẫn tới tình trạng mất trụ, hay lật cổ chân. Vẫn thi thoảng có tình trạng gãy đinh giày ở tất cả các loại đinh giày bởi vì do các bạn sử dụng những mẫu giày có đinh quá cao mà mặt cổ thấp cộng với mặt sân không có độ lún.

Chất liệu đế giày thường không được nhiều người chú ý đến khi lựa giày bởi vì chất liệu cao su rất chắc chắn khi sờ vào đã tạo cảm giác đảm bảo về độ bền của đôi giày. Tuy nhiên thì các bạn nên tìm hiểu kỹ về chất liệu sản xuất đế giày nếu muốn tăng độ bền của đôi giày đá banh.

Ngày nay, các hãng sản xuất đã áp dụng thêm rất nhiều thành tựu để tăng độ bền của một đôi giày, giúp người sử dụng hài lòng về chất lượng và sự hiệu quả của một đôi giày đá banh mang lại. Sẽ còn rất nhiều yếu tố khác để biết được thế nào là một đôi giày có độ bền tốt. Tuy nhiên thì 3 yếu tố keo giày, da giày và đế giày là 3 yếu tố chính để xác định được độ bền của một đôi giày đá banh.

BÀI 14: GIÀY ĐÁ BANH BỊ RỘNG PHẢI LÀM THẾ NÀO ?

Một điều cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn đôi giày mới đó là độ ôm chân của đôi giày. Kể cả khi các bạn mua hàng online hoặc tới thử giày trực tiếp tại các shop giày thì cũng gặp không ít trường hợp đôi giày bị rộng ra quá mức mình muốn mặc dù đã tính toán rất kỹ, cân đo đong đếm khả năng giãn của đôi giày sau quá trình Break-in. Đôi giày giãn nở vừa vặn sẽ làm bạn cực kỳ thoải mái khi thi đấu và thể hiện kỹ thuật, nhưng mà giãn nở quá mức làm đôi bàn chân của bạn cứ bị cảm giác trơn trượt trong suốt trận đấu. Đôi giày quá rộng là dấu hiệu cảnh báo bạn nên có những biện pháp khắc phục để tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến phong độ của bạn trên sân bóng. Sau đây sẽ là một vài ngyên nhân khiến cho đôi giày của bạn trở nên quá rộng và những biện pháp khắc sẽ được hướng dẫn ở trong bài viết này.

1. Những nguyên nhân làm cho đôi giày trở nên quá rộng
Có rất nhiều lí do khiến bạn mua một đôi giày mới hoặc có cơ hội được sở hữu chúng từ người khác ví dụ như được tặng. Hiện nay có tới hàng ngàn mẫu giày hiện có trên thị trường và việc tìm cho mình một đôi giày phù hợp là không khó. Khi bạn tìm kiếm các mẫu giày ở một shop nào đó, sẽ có những đôi giày mê hoặc bạn ngay từ ánh mắt đầu tiên bạn nhìn chúng hoặc có thể là do sự tư vấn nhiệt tình của người bán thôi thúc bạn phải sở hữu ngay cho mình một đôi giày mà đôi khi đôi giày đó không phù hợp với bản thân mình. Mặc dù đôi giày đó có những điểm không phù hợp với bạn nhưng bạn vẫn nhất quyết chọn lựa đôi giày đó. Và những điểm không phù hợp với bạn đến từ những nguyên nhân phổ biến sau đây :


  • Sự khác biệt đến từ form chân :

Ví dụ bạn có form chân bè mà tình cờ bạn nhìn thấy những đôi giày dành cho form chân thon. Màu sắc, chất lượng và những khả năng tuyệt vời mà đôi giày đó sẽ mang đến cho cầu thủ làm bạn nhất quyết phải sở hữu chúng. Nhưng khi xỏ chân vào đúng size giày của mình thì các bạn phải loay hoay gần 5 phút mới xỏ vào được vì đôi giày quá ôm và một khi đã xỏ vào được thì độ ôm của đôi giày cũng làm bạn đau đớn đến mức không chịu nổi.

Về chiều dài của bàn chân thì vừa vặn nhưng bề ngang thì không nhẹ nhàng chút nào. Kể cả khi đã thử hết tất cả giày ở shop đó thì bạn cũng chỉ lựa duy nhất mẫu giày đó thôi. Tới đây thì tâm trí bạn thôi thúc mình phải mua ngay đôi giày và khi lí trí không thắng được cảm xúc, các bạn đã lựa ngay mẫu giày đó nhưng size lớn hơn. Với đôi giày size lớn hơn đã giảm sự đau đớn đến cho hai bên mu bàn chân nhưng mà phần mũi giày lại bị dư ra. Mặc dù đã biết tình trạng mình đang gặp phải nhưng bạn vẫn quyết tâm sở hữu và dùng đôi giày này ngay những trận banh đầu tiên.

Mấy trận đầu thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra nhưng khi đôi giày đã trải qua quá trình Break-in, phần vải (Upper) đã trở nên co giãn và trở nên rộng ra quá mức mà bạn muốn và sẽ xảy ra tình trạng trơn trượt giữa đôi tất và phần lót giày.


  • Áp dụng các thủ thuật làm mềm giày quá mức

Với đôi giày mới mua thì phần Upper sẽ còn khá cứng và ôm. Sẽ có một số bạn muốn phần vải mềm nhanh nên đã áp dụng ngay những thủ thuật để Break-in đôi giày đó siêu tốc. Chỉ cần có nhiệt độ nóng vừa đủ là phần vãi đã co giãn ra. Tuy nhiên khi mà nhiệt cao hơn mức cần thiết hoặc phần vải bị làm nóng quá lâu sẽ co giãn nhanh hơn dự kiến và trở nên cực kỳ mềm. Mấy trận banh đầu sau khi áp dụng những thủ thuật này thì hầu như sẽ không có tác dụng phụ gì xảy ra nhưng khi mà các bạn tiếp tục sử dụng chúng trong những trận banh kế tiếp, đôi giày đã giãn nở nhiều hơn và nhanh hơn.

Đến một lúc nào đó các bạn đã cảm thấy được là đôi giày đã trở nên quá rộng, không quá ôm chân vừa vặn như mình mong muốn. Khi đôi giày quá rộng thì sẽ làm giảm cảm giác banh của bạn xuống một chút bởi vì sẽ có những lúc bạn sẽ không kiểm soát được đôi giày của mình nữa bởi vì sự trơn trượt bên trong.


  • Mua nhầm size giày lớn hơn

Đây vẫn là tình trạng phổ biến ở những cầu thủ thường xuyên mua giày đá banh mới. Khi các bạn thử giày thì các bạn có thể nghĩ là mang size giày rộng hơn một vài số có thể giúp các đôi chân fit đôi giày mới tốt hơn bởi vì vẫn có một số mẫu giày nên mang rộng hơn một size.

Chúng ta chỉ thực sự biết được đôi giày có phù hợp với đôi chân của mình sau khi đôi giày đó đã được Break-in xong và trong một số trường chọn nhầm size giày lớn hơn như vầy, phần vải đã giãn ra quá mức và gây ra tình trạng trơn trượt, không đúng với suy nghĩ lúc thử giày của bạn.


2. Giải pháp khắc phục tình trạng đôi giày bị rộng.
Việc cần làm khi đôi giày đã trở nên quá rộng đó là pháp áp dụng những biện pháp cần thiết để giữ được cảm giác chơi bóng và giữ vững phong độ trên sân.


  • Mang thêm vớ/tất hoặc mang tất rộng

Sẽ là điều bình thường khi bạn xỏ cùng lúc 2 đôi tất. Việc này không phải là trường hợp quá dị bởi vì cũng đã có rất nhiều cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hay đá phủi thích mang 2 đôi tất. Cách làm này giúp bàn chân cảm thấy thoải mái hơn và giảm áp lực banh tới đôi chân của bạn. Tuy nhiên thì việc mang hai đôi tất hoặc dùng đôi tất rộng có thể ảnh hưởng đến cảm giác bóng của bạn, gây ra tác dụng phụ không nhỏ đến khả năng xử lý bóng.


  • Dùng thêm lót giày

Các bạn có thể ra những shop thể thao hỏi mua loại lót giày dành cho giày đá banh hoặc giày thể thao. Hoặc tận dụng những miếng lót giày từ những đôi giày đá banh ít sử dụng. Phương pháp này sẽ giúp đẩy chân bạn lên cao hơn và vừa vặn hơn. Hai bên mu bàn chân và chính diện sẽ áp sát phần Upper tốt hơn.


  • Thắt dây giày

Các bạn hãy thử thắt đôi giày chặt hơn mức bình thường một chút, khi chơi bóng thì quan trọng nhất là phần da bạn tiếp xúc với quả bóng. Vừa mang một đôi vớ dày như vớ chống trơn hoặc vớ feeture vừa thắt đôi giày thật chặt giúp đôi giày ôm chân hơn.


  • Độn thêm một miếng tất nhỏ sau gót chân

Với phương pháp này thì các bạn chỉ cần tận dụng những đôi tất cũ mà mình ít sử dụng, dùng kéo cắt lấy phần vải từ mắt cả trở lên. Sau đó các bạn xỏ đôi tất đá banh vào và nhét phần tất vừa mới cắt vào ngay gót chân. Sau cùng là xỏ chân vào giày. Phần mũi giày bị dư sẽ được tiết giản tối đa bằng cách đẩy bàn chân trước lên và ôm sát phần mũi giày. Cách làm này sẽ không gây đau đớn cho phần gót chân bởi vì hai lớp tất đã rất mềm và khắc phục được tình trạng trơn trượt bên trong.

Tình trạng đôi giày bị rộng là khá phổ biến và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cảm giác chơi bóng và cách xử lý bóng của cầu thủ. Khắc phục được tình trạng này sẽ giúp các bạn cải thiện được phong độ rất nhiều với những trận banh sau.












Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

BÀI 13 - GIÀY ĐÁ BANH BỊ CHẬT THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Có thể các bạn từng trải qua cảm giác chật chội khi mang giày đá banh. Có rất nhiều hãng giày đá banh đá banh danh tiếng trên thế giới và mỗi ngày lại có một sản phẩm mới được giới thiệu. Theo thời gian thì vào mỗi thời kì các đôi giày lại được thiết kế khác nhau và không phải đôi nào cùng có thiết kế theo một quy chuẩn chung ngoài trừ size giày theo quy ước của hãng. Việc một đôi giày bóng đá ôm chân là điều rất tuyệt vời, và điều đó còn tuyệt vời hơn nếu như đôi giày đó không ôm chân quá mức làm bạn bị phồng rộp, đau đớn hay cảm giác không thoải mái khi thi đấu. Và hơn nữa là trng đầu bạn sẽ nảy sinh ra những vấn đề phải làm như thế nào để thoát khỏi tình trạng này. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một số cách giúp khắc phục tình trạng đôi giày đá banh bị chật và giúp bạn thoải mái hơn khi mang chúng ra sân.

1. Nguyên nhân của những đôi giày quá chật.
Nếu phải kể ra nguyên nhân vì sao những đôi giày lại bị chật thì phải có tới hàng ngàn, hàng triệu lí do.  Tuy nhiên thì nguyên nhân phổ biến của những vấn đề này đó là :

  • Đôi giày đá banh của bạn chưa xong quá trình Break-in:
Break-in là quá trình làm mềm giày, giúp phần vải giãn ra hết mức có thể so với kích thước, cơ địa đôi bàn chân của cầu thủ và giúp cầu thủ cảm thấy thoải mái khi thi đấu. Có 2 loại Break-in, đó là Break-in tự nhiên và dùng các thủ thuật để Break-in siêu tốc. Break-in tự nhiên là việc bạn xỏ giày ra sân và chỉ sau vài trận là đã xong quá trình Break-in. Phương pháp này thông thường mất từ 4-5 trận, tùy người sử dụng và tùy điệu kiện tự nhiên của đôi giày, quá trình này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Phương pháp thứ 2 là sử dụng một số thủ thuật để làm phần Upper giãn nở theo cách nhanh nhất có thể. 

Một số đôi giày khi mới mua thì thường có cảm giác chật chội và có một số cầu thủ vẫn có cảm giác này mặc dù đã ra sân đá rất nhiều trận đấu cùng với đôi giày này. Phần vải vẫn còn quá cứng và ôm bó sát vào hai bên mu bàn chân, gây ra cảm giác khó chịu khi xỏ chân vào hoặc cởi giày ra. Tệ hơn nữa là với những bạn có phần da nhạy cảm thì thường hay có tình trạng phồng rộp và đau chân, tình trạng này mà xảy ra thường xuyên thì sẽ không tốt về sau này. 

  • Nguyên nhân từ form giày đá banh của bạn. 
Vấn đề có thể bắt nguồn từ việc đôi chân của bạn là form chân bè, nhưng bạn quá thích những mẫu giày của chân thon. Mặc dù chân bạn có thể xỏ vừa đôi giày nhưng 2 bên phần mu giày lại quá ôm, khiến cho đôi chân của bạn phải kêu cứu. Trong những trường hợp như vậy thì tốt nhất là bạn nên đôi cho mình một đôi giày khác phù hợp với bạn hơn. Trong trường hợp bạn vẫn cố đâm ăn xôi, bạn rất muốn có những mẫu giày của form chân thon và đã sở hữu chúng, thực ra thì vẫn có cách để giúp phần vải mềm ra và giúp bạn xỏ chân vào giày dễ hơn. Tuy nhiên thì hình dáng và form giày của đôi giày đó sẽ bi bể và vỡ ra, ảnh hưởng cực lớn đến tuổi thọ giày và hơn nữa là có thể làm bạn phải ngại ngùng vì bất chợt đang thi đấu mà không hiểu sao lại có vấn đề xảy ra đến cho đôi giày của mình. 

Ngoài ra, có thể do vấn đề đến từ kích thước và cơ địa khác nhau của mỗi người, có người thì bàn chân dài nhưng bề ngang ngắn, có người chiều dài ngắn nhưng bên ngang dài, lại có form chân bè nhưng lại phần mu bàn chân lại phình to ra thành chân siêu bè. Với những bạn có form chân siêu bè thì việc tìm kiếm đôi giày phù hợp lại càng khó khăn hơn.

Thế nên khi mà bạn lựa chọn phải một đôi giày không phù hợp với form chân thì lời khuyên chân thành nhất đó là bạn hãy đổi ngay cho minh một đôi giày khác, không nên cố đấm ăn xôi, và có thể những ảnh hưởng phụ không lường trước được xảy ra. Khi mà thử giày thì lúc xỏ vào, đôi giày phải vừa vặn với bàn chân của mình, không cần quá ôm, quá chật, chiều dài vừa đủ, bề ngang không quá ôm là hợp lý.

2. Các phương pháp khắc phục tình trạng giày quá chật


  • Phương pháp 1: Ngâm giày trong nước nóng hoặc dùng máy sấy tóc hoặc dùng các thủ thuật để Break-in giày siêu tốc

Khi phần da giày (Upper) vẫn còn quá cứng, các bạn hãy mạnh dạn áp dụng ngay những thủ thuật để làm mềm phần Upper siêu tốc trong thời gian ngắn chỉ từ 5 đến 10 phút như ngâm giày trong nước nóng hoặc dùng máy sấy tóc, sử dụng nhiệt độ cao để làm giãn da giày. Nếu như muốn đôi giày ôm lấy form chân nhiều hơn thì các bạn có thể mạnh xỏ ngay một đôi tất vào giày và tiếp tục sấy giày hoặc ngâm giày trong nước nóng. Cùng với nhiệt độ cao và trong một khoảng thời gian hợp lý, sự căng tràn của 2 bên mu giày và phần đầu mũi giày sẽ tạo một lực kéo dãn lớn lên bề mặt phần Upper, dãn ra vừa đủ với form chân của bạn.


  • Phương Pháp 2: xỏ giày đi qua lại hoặc mang giày trong thời gian rảnh. 

Phương pháp này khá giống với phương pháp Break-in tự nhiên, chỉ khác ở chỗ đó là đôi giày sẽ không có cơ hội được va chạm với quả bóng và mặt sân cỏ. Với cách làm thì các bạn chỉ cần xỏ chân vào giày và sử dụng trong thời gian rảnh như đi lại trong nhà mình, đi bộ, đi shopping hoặc là mang theo kể cả trong lúc ngủ, qua một đêm là phần vải đã mềm ra rất nhiều. Phần vải sẽ được co giãn và nơí rộng ra theo kích thước đôi bàn chân của bạn.

Lưu ý nhỏ là với những đôi giày mới tinh mà không quá ôm chân thì mới nên sử dụng phương pháp này. Đã là giày mới thì phần vải phải cứng và ôm chân rồi, nhưng mà nếu quá ôm chân thì sẽ gây ra cảm giác khó chịu, nếu mang vào khi lúc ngủ có thể làm mất ngủ vì bạn mải lo lắng đến đôi chân của mình.


  • Phương pháp 3: dùng tất mỏng

Cỏ thể là do đôi giày còn quá mới và vẫn còn quá ôm chân. Khi mà bạn mang những đôi tất bình thường hoặc tất chuyên dùng cho đá banh như vớ chống trơn, Tocksock hay vớ feeture, có những loại tất/ vớ khá dày, làm ảnh hưởng đến việc mang đôi giày mới của bạn. Khi gặp phải tình huống này thì bạn nên dùng thử những loại tất mỏng hơn để cải thiện tình hình, dùng thử phương pháp này qua vài trận và xem nếu vải đã giãn ra rồi thì hãy dùng những loại tất bình thường mà bạn vẫn hay dùng.


  • Phương pháp 4: tháo miếng lót giày

Đây là một phương pháp khá đặc biệt vì không nhiều người biết đến sự hiệu quả của phương pháp này. Phương pháp này được khá nhiều cầu thủ bóng chuyên nghiệp dùng trong qua trình Break-in đôi giày mới và để tăng cảm giác bóng ở phần bàn chân.

Có thể do đôi giày của bạn chưa xong quá trình Break-in nên phần vải còn rất cứng. Với một số mẫu giày thì vấn lót giày được thiết kế khá cao, thế nên các bạn có thể thử tháo lót giày và xỏ chân vào rồi ra sân. ban đầu thì có thể chưa quen nhưng chỉ cần vài phút khởi động là các bạn sẽ quen dần với việc không dùng lót giày. Và sau 4-5 trận đầu tiên khi mà đôi giày đã giãn ra, các bạn có thể nhét miếng lót giày vào lại và tiếp tục xỏ giày ra sân.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

BÀI 12: CHỌN ĐINH GIÀY ĐÁ BANH MÙA MƯA VÀ MẶT SÂN ẨM ƯỚT

Ai trong đời cũng đã từng được có được cảm giác thi đấu dưới những trời mưa gió, mưa nhỏ, hoặc mưa phùn. Khí hậu ở trong nam, nhất là ở Sài Gòn thường được chia làm hai mua rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Ở bài viết trước thì chúng đã biết cách chọn giày khi phải thi đấu ở mặt sân khô, qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nên chọn loại giày như thế nào cho mặt sân ẩm ướt và trong những ngày mưa liên miên ở Sài Gòn.

1. Sân cỏ tự nhiên
Có 2 loại đế giày chính được thiết kế cho mặt sân này đó là đinh FG và SG. Hiểu đơn giản thì đế FG là móng nhựa còn đế SG là sử dụng móng kim loại kết hợp với móng nhựa. Cả hai loại này đều có thể đá tốt khi trời mưa, mặt sân ẩm ướt hoặc mặt sân được tưới nước rất kỹ.

Nếu mà bạn sắp có một trận đấu quan trong vào ngày mai, đó có thể là đá giải công ty hay bạn đang tham gia những giải đá banh nghiệp dư / bán chuyên/ chuyên nghiệp. Thì SG sẽ sự lựa chọn hoàn hảo bởi vì khi bước ra sân, những cái móng sắt của SG sẽ bám cực kỳ chắc vào mặt cỏ và bạn sẽ không phải lo ngạivề những vấn đề sân quá trơn.

Còn về đinh FG, đây vẫn là một sự lựa chọn không tồi bởi vì đây cũng là loại đế dư sức đá tốt ở cả mặt sân khô lẫn sân ẩm ướt. Sự khác nhau giữa đinh SG và FG đó là khả năng bám sân của SG thì tốt hơn rất nhiều so với FG.

Một lưu ý quan trong để đó là với những bạn dễ mẫn cảm với chấn thương, đặc biệt là lật sơ mi/ lật cổ chân thì dòng đinh FG là sự lựa chọn hợp lý bởi vì kể cả khi khả năng rủi ro bạn tự đá vào chân mình khi đang thi đấu là vẫn có và việc bị những cái móng kim loại cắm sâu vào da thịt là không nhẹ chút nào và có thể có thêm những tình huống bất ngờ làm bạn tự chấn thương khi đang sử dụng đinh SG.

2. Sân cỏ nhân tạo
Ở mặt sân cỏ nhân tạo thì chúng ta có đến 4 loại đế giày để đá tốt trên mặt sân này, đó là IC, TF, AG và AG/FG. Với những mặt sân theo tiêu chuẩn của FIFA thì bạn nên cân nhắc thêm về 2 loại đế AG và AG/FG. Về cơ bản thì 2 loại đinh này khá giống nhau, chỉ khác nhau về cách thiết kế. Đế AG thì thường được thiết kế trông khá hầm hố và dễ gây hoang mang cho đối thủ, trong khi đinh AG/FG thì được thiết kế nhỏ hơn và loại này vẫn có thể giúp bạn thi đấu ở những mặt cỏ thấp, không đạt tiêu chuẩn FIFA.

2 loại đế còn lại là TF và IC thì vẫn dư sức đá tốt khi đá ở những mặt sân từ không đạt tiêu chuẩn tới đạt tiêu chuẩn của FIFA. Với mặt đế bằng phẳng thì việc trơn trượt là thường xuyên xảy ra nếu bạn đang dùng giày IC, nhưng mà với những bạn có chân trụ vững chãi thì vấn đề này không phải là quá nghiêm trọng.

Với các sân cỏ nhân tạo nói chung ở Việt Nam thì giày TF vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất. Loại này này thừa khả năng chơi tối ở cả mặt cỏ cao và mặt cỏ thấp, sân quá khô hay sân quá tốt thì đây không phải là vấn đề quan trọng. Với những cái đinh dăm với độ lớn vừa đủ và bố trí dày đặc khắp mặt đế, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại đinh giày này ở tất cả các mặt sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam

Để tránh những rủi ro để dẫn tới những chấn thương không đáng có hoặc để tránh gặp phải những tình huống trơn trợt, té ngã khi đang thi đấu thì bạn nên chọn lựa loại để giày hợp lý để thi đấu tốt.

Lê Công Quý - thegioigiaydabanh.com

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

BÀI 11: MẶT SÂN QUÁ KHÔ, TÔI NÊN CHỌN LOẠI ĐINH GIÀY NÀO ?

Mặt bằng chung sân cỏ nhân tạo và sân cỏ tự nhiên ở Việt Nam có nhiều sân bóng không chú ý nhiều đến việc bảo trì, bảo dưỡng mặt cỏ và tình trạng không tưới nước thường xuyên vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Việc chọn lựa một đôi giày phù hợp trước khi ra sân là cực kỳ quan trọng bởi vì đôi giày không chỉ ảnh hưởng đến phong độ trên bóng mà đó còn là tấm khiên giúp cầu thủ bảo vệ đôi chân của mình trước những chấn thương không đáng đến từ mặt sân. Chúng ta cùng tìm hiểu xem khi mặt sân quá khô thì nên mang loại giày nào nhé.

1. Sân cỏ tự nhiên. 
Đối với sân cỏ tự nhiên thì thứ tự ưu tiên chọn giày đó là giày đinh FG và đinh AG. Đinh FG là loại giày đinh lớn tiêu chuẩn ở tất cả các mặt sân của sân cỏ tự nhiên. Từ mặt cỏ cao cho đến cỏ thấp, sẽ không có vấn đề khó khăn nào khi bạn sử dụng loại giày này đi chinh chiến. Lợi thế của những đôi giày đinh cao đó là tạo một độ bám sân nhất định, giúp bạn có thể trụ vững trước những tình huống tranh chấp bóng và nó còn tăng sức bật trong những tình huống bứt tốc và bật nhảy. 

Sự lựa chọn thứ hai đó là sử dụng giày đinh AG. Loại đinh AG được thiết kế cho mặt sân cỏ nhân tạo đạt tiêu chuẩn FIFA. Tuy nhiên thì nếu bạn không muốn phải sắm sửa quá nhiều loại giày cho từng mặt sân thì đế AG là một sự lựa chọn không tồi nếu bạn vừa đá sân cỏ tự nhiên và sân cỏ nhân tạo. Với một số lượng đinh có độ dài vừa đủ và bố trí dày đặc, đế AG có thể mang đến cho bạn một sự thoải mái khi thi đấu trên sân. Tuy nhiên thì khả năng hỗ trợ mặt sân cỏ tự nhiên của loại đế AG sẽ không tốt bằng khi bạn sử dụng đế FG bởi vì đinh FG được nghiên cứu và thiết kế để tạo một độ bám sân tốt hơn còn đế AG về tên gọi vẫn là loại giày dành cho sân cỏ nhân tạo. 

Trong thứ tự ưu tiên không có nhắc đến dòng đế SG bởi vì loại đế giày này có thiết kế những đôi móng sắt / nhôm / đồng khá dài, có một số mẫu giày đinh SG dài hơn đinh FG. Đinh SG được sử dụng chủ yếu ở một số mặt sân được tưới nước thường xuyên, mặt sân ẩm ướt, tạo độ bám sân cực tốt. Tuy nhiên thì khi thi đấu ở mặt sân cỏ khô, khi mặt đế bám sân quá sát thì lại các cầu thủ có thể mất thêm sức để nhấc chân và chạy trên loại mặt sân này và yếu tố này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới màn thể hiện của bạn khi thi đấu. Một điều quan trong các bạn cần lưu ý khi sử dụng loại đinh này là nó dễ gây chấn thương cho đồng đội, đối thủ và ngay cả bản thân của các bạn. Ở những mặt sân mà cỏ quá thấp và khô thì tình trạng lật cổ chân rất dễ xảy ra. 

2. Sân cỏ nhân tạo
Đối với sân cỏ nhân tạo thì chúng ta sẽ có sự thoải mái trong việc lựa chọn giữa giày Futsal, đinh TF hoặc giày thượng đình nếu như bạn không muốn phải chi quá nhiều cho việc sở hữu một đôi giày đá banh.

Khi mặt sân ẩm ướt mà bạn lại dùng giày Futsal đế IC thì thỉnh thoảng sẽ xảy ra tình huống trơn trượt khi bạn bứt tốc hay thắng gấp trong những tình huống phải dùng tốc độ hoặc thay đổi trạng thái như xoay trở đột ngột. Việc bị té ngã, trơn trượt khi đá banh là điều không phải ai cũng mong muốn. Tuy nhiên thì tình trạng này sẽ rất khó xảy ra khi mặt sân lại quá khô. Đế IC với đế bằng được thiết kế dành riêng cho mặt sân Futsal, nơi mà không thể có một giọt nước đọng lại trên mặt sân. Với mặt bằng chung sân 5 ở các tỉnh phía nam như Hồ Chí Minh sử dụng bóng Futsal và dùng gầm giày khi thi đấu là chính thì đây là sự lựa chọn hàng đầu khi đấu ở mặt sân quá khô. 

Đinh TF với cấu trúc đinh dăm và được bố trí dày đặc ở khắp mặt đế giày, hỗ trợ thăng bằng những bạn hay bị mất thăng bằng khi đứng ở mặt sân cỏ nhân tạo. Cho dù mặt sân khô hay ướt thì bạn vẫn nên chọn loại giày này khi thi đấu. Cũng giống như đinh FG ở măt sân tự nhiên, đinh TF sẽ tạo giúp đôi giày của các bạn bám sân tốt hơn là khi sử dụng đế IC. Với những bạn có chân trụ còn yếu thì đây sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp bạn vượt lên trong những tình huống phải sử dụng tốc độ hay tăng thêm sức bật trong những tình huống khẩn cấp. 

Mặc dù được lấy tên là Artificial Grass (AG), tuy nhiên thì loại đế này nên được dùng ở những sân có mặt cỏ cao theo tiêu chuẩn FIFA và nên được tưới nước thường xuyên. Bởi vì mặt đinh dài mà dùng ở mặt sân cỏ thấp thì dễ dẫn đến tình trạng lật cổ chân, hoặc những chấn thương không nhỏ khác trong lúc thi đấu. 

Trên đây là những sự lựa chọn cho bạn khi phải thi đấu ở những mặt sân quá khô. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc sử dụng các loại đế giày phù hợp để tránh những chấn thương không đáng có sau trận đấu. 

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

BÀI 10 - LƯU Ý NHANH ĐỂ CHỌN GIÀY THEO PHONG CÁCH THI ĐẤU TRÊN SÂN

Sau khi xác định được vị trí mà mình sẽ chơi thì còn một điều quan trọng để chọn đúng loại giày phù hợp đó là dựa vào phong cách thi đấu của bạn trên sân cỏ. Chỉ đơngiản là việc bạn có thích thể hiện kỹ thuật kiểm soát banh bằng những cú đảo chân hay ngoặt bóng, thường xuyên có những pha nã đại bác hay bạn là một chiếc Ferrari sẵn sàng bứt tốc khi cần thiết.Lựa chọn đôi giày theo phong cách thi đấu thực sự dễ hơn những gì bạn nghĩ tới. Bạn chơi bóng không quá hay, điều đó không quan trọng bằng việc cách bạn định hình được lối đá của mình trên sân. Mưa dầm thì thấm lâu, bạn đá nhiều thì cũng sẽ lên trình thôi. Bài viết này sẽ liệt kê một số phong cách chơi bóng để các bạn hiểu rõ hơn về cách chọn giày thi đấu theo lối chơi của mình.

1. Control - Kiểm soát bóng
Cách mà các bạn giữ bóng trong chân khi dùng các bạn dùng các kỹ thuật cá nhân để khống chế bóng, đỡ bóng. Để kiểm soát banh tốt thì những yếu tố chúng ta quan tâm đó là sự ma sát và sự kết nối giữa đôi chân với trái bóng.

Một cú đỡ bóng một chạm tốt sẽ mang đến sự tự tin trong lối chơi và tâm lý không bị đè nặng nếu như pha đỡ bước một không tốt. Sự tự tin phô diễn kỹ thuật đưa đến những pha qua người dễ dàng hay khả năng kiểm soát banh trong mọi tình huống để không bị mất bóng vào chân đối thủ.

Bạn có thể không có thể lực tốt, tốc độ không quá nhanh hay bạn không có sức mạnh để tranh chấp bóng với đối phương. Những điều vừa liệt kê sẽ trở nên không cần thiết nếu như bạn thừa sức kiếm soát banh tốt mà để bị mất banh.

Những đôi giày mang yếu tố kiểm soát bóng tốt thường được các cầu thủ đậm chất kỹ thuật như Toni Kroos, Xabi Alonso hay Mesut Ozil ưa dùng vì khả năng điều khiển trái bóng tốt theo cách họ muốn. Những cầu thủ như vậy thường là trung tâm trung lối chơi và họ có thể thoải mái điều bóng đến mọi nơi theo cách họ muốn. Những cú phất bóng chuyền dài vượt tuyến hay  những pha chém mu thần thánh là những điều mà một đôi giày mang yếu tố kiểm soát bóng sẽ mang tới cho bạn.

Vị trí lý tưởng của những vị trí cần khả năng kiểm soát bóng tốt đó là trung vệ, tiền vệ tấn công và thủ môn. Những dòng giày hỗ trợ khả năng kiểm soát banh tốt đó là Adidas Ace, Puma EvoPower và Nike Magista.

2. Power - Sức mạnh
Yếu tố sức mạnh ở đây hướng tới sự hỗ trợ trong việc bắn phá khung thành đối phương. Tăng sức mạnh để có những cú sút nã đại bác, dứt điểm hiểm hóc hay những pha chuyền dài ấn tượng. Điều quan trọng đó là một đôi giày cứng cáp phải có khả năng co giãn tốt để cầu thủ thoải mái thể hiện được sức mạnh từ những pha bóng của mình.

Sự lựa chọn hàng đầu cho dòng giày Power đó là Adidas Ace và Puma evoPOWER. Các tiền đạo cũng có thể lựa chọn những đôi giày sức mạnh để bổ trợ lực sút. Tuy nhiên thì mặt trái của những dòng giày sức mạnh đó là khả năng không linh hoạt. Phần để giày có thể khá cứng, các cầu thủ thích lối đá tốc độ có thể cảm thấy hơi khó chịu với những tình huống bứt tốc không được như ý.

Vị trí lý tưởng cho phong cách này thì vẫn là thủ môn, trung vệ và tiền vệ kiến thiết. Dành cho thủ môn bởi vì thủ môn cần có những cú phất bóng dài, những đường chuyền vượt tuyến đưa bóng tới chân tiền đạo hoặc chuyển bại thành thắng chỉ sau một đường chuyền. Phần vải của dòng giày này khá bền, các trung vệ có lối đá đơn giản nên sử dụng và những tiền vệ kiến thiết, thường xuyên có những đường chuyền dài hay sút xa nên tận dụng khả năng của những dòng giày mang yếu tố sức mạnh.

3. Speed - Tốc độ
Dòng giày hỗ trợ cầu thủ tăng tốc độ trên sân. Những đôi giày ở dòng này có thiên hướng được thiết kể đơn giản và dùng những vật liệu nhẹ để làm giảm trong lượng của đôi giày. Một cầu thủ ưa thích lối đá tốc độ thì có thể chơi dòng giày nào cũng có thể thể hiện được tốc độ F1 của mình. Tuy nhiên thì một đôi giày có khả năng hỗ trợ tối đa tốc độ sẽ không làm bạn thất vọng.

Những cầu thủ chơi ở hai bên hành lang cánh, có thiên hướng đẩy bóng ra cánh hoặc các tiền vệ tấn công là những người sẽ tận dụng tốt những đôi giày tốc độ. Một tốc độ xé gió sẽ giúp bạn vượt qua các hậu vệ dễ dàng trong tình huống 1 đối 1. Những pha phản công nhanh sẽ rất cần những cầu thủ sở hữu những đôi giày tốc độ hay những đẩy banh ra biên để tìm đường đưa bóng vào khung thành sẽ rất là cần thiết khi gặp đối phương phòng ngự chặt chẽ.

Các sự lựa chọn cho lối đá tốc độ đó là Nike Mercurial, Nike Hypervenom, Adidas X, Adidas Messi và Puma evoSpeed. Với sự cải tiến công nghệ hiện nay, những đôi giày cho các cầu thủ có thiên hướng sử dụng tốc độ đều được thêm các yếu tố như là sức mạnh hay kiểm soát bóng. Nếu như các bạn không phải cầu thủ chuyên nghiệp mà vẫn muốn có sự thoải mái khi thi đấu thì hãy mạnh dạn lựa chọn ngay cho bản thân mình một đôi giày mang mang yếu tổ tốc độ.

4. Comfort - thoải mái, dễ chịu
Yếu tố sau cùng đó là các bạn hãy lựa chọn cho mình một đôi giày mà mình cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Có thể bạn có lối đá tốc độ nhưng bạn thích lối đá kiểm soát banh hơn, điều đó là không vấn đề gì. Tất cả những đôi giày đều có chứa đựng cả 4 yếu tố Control, Power, Speed và Comfort. Tuy nhiên thì theo lối chơi cá nhân của từng cầu thủ mà có yếu tố này cao, yếu tố kia thấp. Nhưng quan trọng nhất đó là đôi giày bạn chọn phải giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất khi bạn ra sân.

Có thể bạn đá cánh mà lại mang Adidas Ace, điều này là không sao bởi vì ngay cả những cầu thủ chuyên nghiệp cũng chỉ chọn cho mình những đôi giày mà họ cảm thấy thoải nhất. Điển hình là Mesut Ozil mang Adidas Ace.

Ví dụ nếu bạn mang chân bè mà lại thích đi những đôi giày của Nike như Mercurial thì điều này là không nên, thay vì vậy mà bạn hay tìm kiếm ngay cho bản thân mình những lựa chọn khác. Nếu mà bạn chân bè thì bạn vẫn có thể mang Nike Magista hoặc đổi gió sang dùng Adidas X.

Trên đây là 4 lưu ý nhanh về phong cách thi đấu cá nhân khi bạn chọn một đôi giày mới để ra sân. Còn chờ gì nữa mà hãy lựa chọn ngay đôi giày mà bạn cảm thấy ưng ý với lối đá của mình nhất để ra sân thì đấu. 







Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

BÀI 9 - LƯU Ý NHANH KHI CHỌN GIÀY ĐÁ BÓNG CHO TỪNG VỊ TRÍ TRÊN SÂN?

Từng mét vuông trên sân bóng được chia ra thành nhiều vị trí khác nhau và mỗi cầu thủ được phân công đảm nhiệm những công việc khác nhau nhằm đóng góp vào lối chơi và tăng khả năng cả trong mặt trận tấn công lẫn phòng thủ. Đôi giày là vũ khí cực kì quan trong khi ra trận và vì vị trí thi đấu khác nhau nên sẽ có sự khác nhau giữa những đôi giày cho từng loại vị trí. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu nhanh về cách lựa chọn giày cho từng vị trí và cách chọn giày để thể hiện hết những khả năng thi đấu trên sân của mình.


Các vị trí thi đấu trên sân
1. Thủ môn : Goalkeeper - GK 
Với đặc thù là phải di chuyển trong một không gian vừa phải và đòi hỏi sự linh hoạt di chuyển trong khu vực quy định, đôi giày cần có một độ bám tốt trên mặt sân để giúp GK tạo ra sức bật tốt khi nhảy lên đấm bóng hoặc tăng sự linh hoạt khi phải bay nhảy liên tục. Và hơn nữa là đôi giày cần có sự hỗ trợ lực sút để phát bóng cũng như hỗ trợ chuyền ngắn, chuyền dài.

Không quá khi nói đây là vị trí quan trong nhất trên sân. Phong độ cao của GK sẽ giúp đội nhà nắm chắc khả năng cao không bị thua khi đối đầu với đối thủ mạnh và giúp hỗ trợ cho mọi vị trí trên sân. Thế nên công việc của GK đó là phải lựa chọn một đôi giày cực kì thoải mái, để việc di chuyển, bay nhảy hay chuyền bóng không còn là một vấn đề lớn với mọi thủ môn nữa.

Một cú phất bóng tốt sẽ đưa bóng vượt qua những lớp phòng thủ đầu tiên của đôi bạn và giảm nhẹ phần việc của trung phong và các cầu thủ chạy cánh. Công việc còn lại chỉ là vượt qua lớp phòng thủ cuối cùng và ghi bàn. Với sự phát triển của bóng đá hiện đại ngày này, công việc của một thủ môn không chỉ là dùng tay để bắt bóng nữa mà là sự đòi hỏi phải biết điều bóng tốt của thủ môn. Thế nên
một đôi giày hỗ trợ lực chuyền tốt sẽ giúp các GK có thể dâng cao hỗ trợ các hậu vệ tốt hơn.

2. Hậu vệ : Defender - CB, LB & RB
Công việc của hậu vệ chỉ gói gọn trong 2 chữ "va chạm" với đối thủ. "Va chạm" ở đây có nghĩa là các hậu vệ phải thường xuyên có những pha tắc bóng giúp giải nguy cho khung thành, có khả năng bứt tốc trong mọi tình huống để giành bóng hoặc phá bóng và phải có thêm một nhân tố tinh thần lì lợm để đối đấu với những cầu thủ tinh quái, giàu kỹ thuật bên phía đội bạn.

Một đôi giày có độ bền tốt sẽ giảm sức sát thương từ những tình huống tranh chấp với đội bạn và đem đến sự yên tâm bảo vệ đôi chân. Khả năng hỗ trợ chuyền bóng tốt sẽ bổ trợ rất tốt cho việc phối hợp với đồng đội và phân phối bóng.

Vì bản chất công việc của một hậu vệ rất đơn giản là tranh bóng, lấy bóng và chuyền bóng thế nên vị trí này đòi hỏi sự đơn giản trong lối chơi và có thể xoay xở nhanh chóng sau khi lấy/phá bóng.

3. Tiền vệ: Middlefielder - CM
Đây là vị trí xương sống của đôi hình. Những thuật ngữ gánh team đều đến từ những vị trí ở giữa sân bóng. Những cầu thủ chơi tiền vệ đều có khả năng phô diễn kỹ thuật, kiểm soát bóng tốt cho tới sự linh hoạt khi thi đấu trên sân. Khả năng chuyền bóng tốt sẽ giúp đội bạn chuyển bại thành thắng chỉ sau một đường chuyền tới tiền đạo và khả năng kiểm soát bóng tốt sẽ biến những đôi đôi chân thô ráp thành những nghệ sĩ sân cỏ, vượt qua các chướng ngại trên sân cứ như chốn không người.

Vì phải di chuyển với tần suất liên tục và lên xuống không có thời gian nghỉ ngơi trong suốt thời gian có mặt trên sân, một đôi giày vừa vặn, có độ ôm thoải mái và bám sân vừa phải để tuyến tiền vệ thoải mái phô diễn kỹ thuật và thể đẳng cấp trên sân cỏ.

Khả năng chuyền chọt ấn tượng kết hợp hợp với chuyền dài tốt sẽ là một ưu thế khi đội nhà có những tình huống cố định như phạt góc hay đá phạt có hàng rào. Những cầu thủ chơi vị trí tiền vệ đều là những nghệ sĩ sân cỏ thực thụ, điều tiết nhịp độ nhanh hay chậm của một trận bóng và họ dư sức ra lệnh trái bóng đi đến vị trí mong muốn.

4. Tiền đạo - Striker - Forward - ST
Vị trí mang trong trách ghi bàn cho đội bóng. Yêu cầu đầu tiên phải là khả năng hỗ trợ lực sút tốt và thoải mái để các tiền đạo có thể trở thành những họng pháo nguy hiểm trong tích tắc. Những cú sút xa uy lực và có lực chuẩn sẽ là những lời cảnh cáo đến cho thủ môn đối thủ không được khinh thường những tiền đạo. Hơn nữa là khả năng hỗ trợ bật nhảy tốt để những tiền đạo không có chiều cao lý tưởng cũng có thể tranh chấp bóng hay có những cú đánh đầu thép ghi những bàn thắng quan trọng.

Một đôi giày cho tiền đạo nên có trọng lượng nhẹ vừa đủ để có thể bứt tốc thoải mái và độ bám sân tốt khi phải tranh chấp với các hậu vệ to con đội bạn. Khả năng bứt tốc bão táp cũng khiến cho những hậu vệ kinh nghiệm nhất phải ngán ngẩm khi gặp phải những tiền đạo đối thủ đáng gờm.

Những yêu cầu về khả năng chuyền bóng hay kiểm soát bóng không cần phải quá cao vì nhiệm vụ của tiền đạo là kết thúc những đợt tấn công và phối hợp tốt với đồng đội chỉ cần vừa đủ xài.

5. Chạy cánh - Winger
Đây là vị trí đòi hỏi cả thể lực và kỹ thuật tốt để có thể vừa hỗ trợ khả năng phòng ngự cũng như phối hợp tấn công tốt. Những chân chạy cánh đích thực sẽ phải luôn vừa lè lưỡi vừa thở vì phải di chuyển liên tục suốt 90 phút. Nếu nói những winger giành cả thanh xuân để chạy cũng không sai vì đội hình nào cũng cần đảm bảo có những đôi cánh vững chắc để giúp đội mình xuyên phá đội bạn từ hai bên hành lang cánh khi mà đường vào khung thành từ trung lộ đã bị bịt kín.

Những đôi giày có trọng lượng nhẹ sẽ giúp tăng chỉ số bứt tốc và không gì có thể ngăn cản các winger đạt tốc độ xé gió khi vượt qua những bức tường phòng ngự đội bạn một cách cực kỳ đơn giản. Những chỉ số hỗ trợ sút bóng hay kiểm soát banh tốt sẽ là những điểm cộng để các winger làm chủ các hành lang cánh của mình.

Mỗi vị trí trên sân đều được đặt tên riêng và phân chia những công việc khác nhau. Bài viết này đã giúp các cầu thủ hiểu nhanh được công việc trên sân của mình và hiểu được cách chọn loại giày phù hợp cho từng loại vị trí thi đấu của mình trên sân.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

BÀI 8 - HƯỚNG DẪN CÁCH BREAK-IN GIÀY ĐÁ BÓNG MỚI

Cũng giống như việc chạy roda xe máy mới mua, đôi giày mới cóng của các bạn cũng cần phải trải qua một giai đoan Break-in để giúp các bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ra sân và giúp đôi giày của bạn sử dụng được bền lâu và luôn luôn sẵn sàng khi ra trận. Như đã đề cập trong bài viết trước, có 2 giai đoạn Break-in chủ đạo, đó là Break-in tự nhiên và siêu tốc. Đối với Break-in tự nhiên thì các bạn chỉ cần xỏ giày và ra sân thi đấu, chỉ cần sau 4 đến 5 trận là đôi giày của bạn đã hoàn thành giai đoạn Break-in. Còn đối với Break-in siêu tốc thì chúng ta cần áp dụng một số thủ thuật để đẩy nhanh quá trình Break-in cho đôi giày đá bóng mới. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn một số phương pháp Break-in phù hợp, không phải tốn quá nhiều chi phí mà lại còn tận dụng được những vật dụng ở xung quanh ta.

Phương pháp 1: Break-in tự nhiên - xỏ giày ra sân

Giày đá bóng mới thì thường gây cảm giác đau chân tức thời và tình trạng này sẽ chấm dứt hoàn toàn sau một thời gian đôi giày mới đã làm quen với mùi mồ hôi ở bàn chân của các bạn. Một số mẫu giày mới hiện này gây ra cảm giác khó chịu khi các bạn mới xỏ chân vào. Có thể mất từ 1 cho đến 5 phút để các bạn có thể mang một đôi giày hoàn chỉnh, cảm giác khá khó chịu và mất thời gian dễ làm các bạn nổi nóng vì giày mới mua sao mà mang mất thời gian quá. Nhưng không sao, chỉ cần đá vài trận là phần vải sẽ mềm ra ngay và các bạn sẽ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này về lâu dài.

Các bạn có thể thử một số cách làm sau đây để việc Break-in đôi giày mới không còn phải làm phiền các bạn nhiều nữa:

1. Hãy nhờ 1 người quen/ bạn bè/ đồng đội, những người cùng kiểu form chân( chân bè hoặc chân thon) nhưng có size giày lớn hơn 1 số mang thử đôi giày của bạn và nhờ họ đi thử trong khoảng thời gian từ 10 - 20 phút. Việc làm này giúp phần upper giãn nỡ nhanh hơn vì nó phải chịu đựng một form chân oversize và sau đó các bạn chỉ việc xỏ giày và thoải mái ra sân. Lưu ý là chỉ nên lựa những bạn có cùng form chân và size chỉ lớn hơn từ 1 đến 2 số, ví dụ nhờ bạn có form chân thon mang size 43 đi thử đôi giày form chân thon size 42.

Trong một số trường hợp có thể dẫn đến làm vỡ form giày vì nhờ người chân bè mang giày chân thon và gây ra cảm giác không thoải mái về sau này.

2. Hãy tạo nhiều cơ hội cho bạn và đôi giày mới được làm quen với nhau. Các bạn có thể mang đôi giày trong lúc đi dạo trong nhà, đi trong sân vườn, leo núi, trekking, phượt, chạy xe, ... và thậm chí là mang theo trong lúc ngủ. Bất cứ chỗ nào mà các bạn có thể đi lại một cách tự nhiên thì các bạn nên mang theo. Cách làm này giúp phần upper giãn nở một cách tự nhiên khi không phải chịu áp lực như lúc di chuyển trên sân bóng.

3. Nếu như tủ giày của bạn có từ 2 đôi giày đá bóng trở lên thì bạn nên mang theo cả đôi giày đá bóng mới lẫn đôi giày đá bóng cũ của mình. Và sau đó, các bạn có thể phân chia thời gian hợp lý để mang giày ra sân. Ví dụ, một trận đấu 90 phút thì các bạn có thể dành từ 50 - 70ph để mang đôi giày cũ ra sân để ổn định phong độ trên sân cỏ và 20 phút còn lại các bạn tranh thủ thay ngay đôi giày mới tinh của mình và tạo cơ hội giúp đôi giày quen mùi với chủ mới một cách nhanh hơn.

Sau những trận đấu bùng nổ thì đôi giày đá banh mới nên được lau chùi sạch sẽ và được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Phương pháp 2: những thủ thuật Break-in siêu tốc

Như đã giới thiệu thì những phương pháp Break-in siêu tốc giúp các bạn rút ngắn thời gian làm mềm vải và giúp các bạn làm quen với đôi giày mới nhanh hơn.

1. Ngâm giày trong nước nóng

Các bạn chỉ cần nấu một ấm nước nóng và rót một lượng nước vào chậu vừa đủ để ngâm giày. Vì Break-in là làm mềm vải ở phần upper thế nên các bạn chỉ nên ngâm phần upper trong chậu nước nóng và lật ngược đôi giày lại sao cho phần đế giày không bị ướt. Tùy theo một số mẫu giày, phần keo dính giữa đế giày và upper có thể sẽ không được tốt và khi bị ngâm trong nước nóng có thể làm bung keo giày, ảnh hưởng đến tuổi thọ của giày. Thế nên các bạn chỉ cần ngâm phần upper là đủ.

Lưu ý là nước mới đun xong còn quá nóng có thể làm vỡ form giày bạn và các bạn nên đổ thêm ít nước lạnh làm giảm nhiệt độ của nước xuống một chút, vừa đủ để Break-in đôi giày.

Để tiện hơn thì các bạn có thể mang thêm 1 hoặc 2 đôi tất, xỏ ngay vào đôi giày mới và cùng ngâm trong chậu nước nóng. Không cần phải ngâm quá lâu vì chỉ cần 10 phút là phần vải đã mềm ra và ôm theo form chân của bạn.

Hết 10 phút thì đôi giày nên được lấy ra và mang đi phơi khô. Nếu các bạn đang sắp có một trận banh thì các bạn nên áp dụng một số phương pháp làm khô giày cấp tốc để kịp giờ mang giày ra trận. Và bây giờ thì đôi giày mới đã hoàn toàn sẵn sàng để ra sân cùng bạn.

2. Dùng máy sấy tóc.
Cũng giống như việc ngâm giày trong nước nóng, phương pháp này cũng dùng sức mạnh của hơi nóng giúp phần vải upper giãn nỡ một cách nhanh hơn bình thường. Các bạn chỉ cần xỏ chân vào đôi giày và cầm cái máy sấy tóc hơ nóng ở những chỗ các bạn cảm thấy hơi chật. Lưu ý là đôi giày nên được ngâm qua tí nước ấm thì phương pháp này sẽ hiệu quả hơn.

Chọn một điểm và tập trung hơ nóng ở khu vực đó trong khoảng từ 3 - 5 phút và chọn điểm khác để tiếp tục. Chú ý là không nên hơ nóng một chỗ quá lâu vì phần vải sẽ rất nóng và các bạn sẽ không thể chịu đựng được sức nóng từ cái máy sấy tóc.

Một đôi giày chỉ cần hơ nóng từ 20 - 30 phút là đủ và không nên vượt quá khoảng thời gian này vì có thể gây vỡ form giày và phần vải trở nên quá mềm, sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng đôi giày trên sân cỏ.

Bài viết này đã hướng dẫn các bạn một số phương pháp Break-in giày từ phương pháp tự nhiên cho tới những phương pháp cấp tốc. Với phương pháp tự nhiên thì đơn giản, chỉ cần vài trận banh là xong quá trình Break-in, phần vải sẽ không còn là quá cứng và đôi giày sẽ không ôm quá chặt đôi chân của bạn nữa. Còn với các phương pháp Break-in cấp tốc thì các bạn lưu ý là không nên dành thời gian quá lâu ở mỗi cách làm và quan trong nhất vẫn là khoảng thời gian để phần vải được đàn hồi lại.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

BÀI 7 - BREAK-IN GIÀY ĐÁ BÓNG LÀ GÌ ?

Có nhiều bạn thắc mắc Break-in là gì? Tại sao giày đá banh lại cần Break-in? Break-in có quan trọng không ? Tôi chỉ biết mua giày về rồi mang ra sân đá, vậy thì có cần Break-in không ? Và còn rất nhiều câu hỏi liên quan tới việc Break-in đôi giày đá banh.

Nói một cách đơn giản thì Break-in là công việc làm mềm đôi giày đá banh của bạn, việc này nên làm mỗi khi bạn mua một đôi giày đá banh mới. Đây là một việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng tới thời gian gắn bó của bạn với một đôi giày. Bởi vì Break-in giúp bạn làm quen với một đôi giày mới một cách dễ dàng và nhanh chóng, làm đôi giày giãn nở và giúp bạn có những cảm giác thoải mái, dễ chịu và thăng hoa trên sân bóng.

Thông thường có 2 loại giai đoạn Break-in, đó là Break-in tự nhiên và Break-in siêu tốc. Giai đoạn tự nhiên đó là khoảng thời gian các bạn xách đôi giày đá banh mới đi chinh chiến ở các sân bóng. Thường thì sẽ mất khoảng từ 4 - 5 trận đầu là đôi giày của bạn đã xong quá trình BREAK-IN. Quá trình Break-in tự nhiên cực kì đơn giản, các bạn chỉ cần bung hết sức thể hiện kĩ thuật của mình với đôi giày và tùy theo cảm giác banh và phong cách chơi bóng của bạn. Đôi giày sẽ giãn nở một cách hợp lý đế bạn cảm thấy thoải mái.

Ngoài những phụ kiện đá banh khác thì đôi giày là người bạn tri kỉ của các cầu thủ, đó là những vũ khí vô cùng sắc bén giúp bạn đánh bại đối thủ, chỉ cần các bạn thể hiện hết mình, đôi giày cũng sẽ đáp lại phong độ của bạn trong toàn bộ khả năng của chúng. Với những bạn đá banh thường xuyên, vài trận một tuần thì việc sử dụng phương pháp Break-in tự nhiên là vô cùng hợp lý bởi vì đây là phương pháp tự nhiên, không dùng các thủ thuật để ảnh hưởng đến tuổi thọ của đôi giày của bạn. Khi các bạn đá banh thường xuyên thì phương pháp này chỉ mất tối đa là 2 tuần là đôi giãy sẽ giãn nở một cách kì diệu và ôm lấy đôi bàn chân của bạn cực kì thoải mái. Sẽ không có một mối lo ngại nào ảnh hưởng đến phong độ trên sân cỏ của bạn khi bạn sử dụng phương pháp này.

Có một số ý kiến cho rằng, giày đá bóng mới thường rất ôm chân và bó và thỉnh thoảng gây đau nhức cho bàn chân khi các bạn mới xỏ vào. Có thể nói đây là triệu chứng thường gặp của anh em chơi giày và các bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Có thể vài trận đầu sẽ có những cảm giác lạ lẫm với những đôi giày các bạn đã từng sử dụng, nhưng không sao, chỉ cần tiếp tục sử dụng sau vài trận banh là các bạn sẽ hoàn toàn thấy thoải mái với người bạn trên sân cỏ của mình.

Phương pháp Break-in thứ 2 đó là sử dụng những thủ thuật để Break-in siêu tốc. Siêu tốc ở đây có nghĩa là bạn phải áp dụng một số phương pháp thủ công ví dụ như ngâm nước nóng hay là dùng máy sấy tóc để làm mềm giày trong khoảng thời gian nhanh nhất. Hiệu quả của những phương pháp siêu tốc so với tự nhiên là tương đương nhau, chỉ khác nhau ở chỗ đó là những phương pháp siêu tốc giúp các bạn thích nghi với đôi giày mới của mình nhanh hơn thay vì phải mất từ 4 đến 5 trận như cách làm tự nhiên.

Với những anh em làm những công việc có tính chất bận rộn và khó có thể chịu đựng được cảm giác phải chờ đôi giày mình trải qua giai đoạn Break-in tự nhiên thì đây là phương pháp vô cùng phù hợp. Chỉ cần mất khoảng thời gian từ 5 - 10 phút là đôi giày đã sẵn sàng để ra sân chinh chiến.

Bí quyết của những phương pháp Break-in siêu tốc đó là các bạn hãy dùng những vật dụng có khả năng làm nóng ví dụ như máy sấy tóc hay ngâm giày trong nước sôi. Bởi vì theo vật lý học ở cấp 2, vải giãn nở vì nhiệt và nhiệt độ càng cao thì vải giãn nở càng nhanh. Thế nên khoảng thời gian 5 - 10 phút là vừa đủ để có ngay đôi giày mới cóng mà phần upper không quá cứng để các bạn có thể xỏ vừa vặn.

Một lưu ý nhỏ là tùy thuộc vào loại giày các bạn đang sử dụng, có một số mẫu giày không nên sử dụng phương pháp tự nhiên bởi vì có thể gây nên tác dụng phụ. Ví dụ như là một số dòng giày cổ cao như Nike Superfly CR7 hay những dòng giày không cần thắt dây như Adidas Ace Pure Control. Lí do bởi vì nếu vải giãn nở ra thì vải phần cổ cao có thể không còn ôm chặt như lúc mới mua nữa và sau đó phần vải ở những chỗ đó chỉ có tác dụng trang trí cho đẹp chứ không còn công dụng nào nữa cả.

Bật mí nhỏ cùng đó là những anh em nào đã lỡ chọn những đôi giày quá chật hoặc là mua không đúng size giày của mình ví dụ chân bạn đi size 43 mà bạn lỡ mua size 42 hoặc 41. Thì đây những phương pháp Break-in siêu tốc sẽ giúp bạn tối ưu được đôi giày quá chật của mình.